Quân đội Ai Cập ra tay, chính quyền chao đảo

Truyền hình quốc gia Ai Cập cho hay Tổng thống Hosni Mubarak đang đàm phán với phó tổng thống Omar Suleiman. Nhiều dấu hiệu cho thấy vị tổng thống 82 tuổi này sẽ rời quyền lực trong đêm.

Truyền hình quốc gia Ai Cậpcho hay Tổng thống Hosni Mubarak đang đàm phán với phó tổng thống Omar Suleiman.Nhiều dấu hiệu cho thấy vị tổng thống 82 tuổi này sẽ rời quyền lực trong đêm.

Cục tình báo trung ương Mỹ CIAnhận định rằng nếu Mubarak ra đi, rất có thể Suleiman sẽ đảm nhận việc lãnh đạochính phủ lâm thời. CIA cũng nhận định Mubarak sẽ ra đi trong đêm thứ năm.

Trước đó, tối nay, Tuyên bố củaHội đồng quân sự tối cao Ai Cập cho biết Tổng thống Hosni Mubarak sẽ đáp ứng tấtcả các yêu cầu chính đáng của người biểu tình - một dấu hiệu rõ ràng nhất chothấy tổng thống sẽ mất quyền lực và quân đội làm đảo chính.

Quân đội Ai Cập ra tay, chính quyền chao đảo
Người biểu tình Ai cập giơ quốc kỳ và hô to những khẩu hiệu chống chính phủ trên quảng trường Tự do ở Cairo hôm nay, ngày thứ 17 của làn sóng nổi dậy. Ảnh AFP

AP cho biết tướng Hassanal-Roueini, tư lệnh vùng Cairo, thông báo trước hàng nghìn người biểu tình ởquảng trường Tự do tại trung tâm thủ đô, rằng "tất cả đòi hỏi của các bạn sẽđược đáp ứng hôm nay". Trong khi đó những người biểu tình giơ cao hai ngón taylàm thành dấu hiệu chiến thắng, họ hô to Allahu akbar (Allah vĩ đại).

Hội đồng quân sự tối cao họp hômnay mà không có sự tham gia của tổng tư lệnh Mubarak, sau đó tuyên bố trêntruyền hình rằng hội đồng "ủng hộ các yêu sách hợp pháp của người dân".

Bản tuyên bố của hội đồng do mộtphát ngôn viên đọc trên truyền hình được gọi là "thông cáo số 1", cụm từ gợi ýđến một cuộc đảo chính.

Hình ảnh trên truyền hình chothấy Bộ trưởng Quốc phòng Hussein Tantawi chủ trì cuộc họp của hơn 20 sĩ quantai to mặt lớn, quanh một chiếc bàn tròn. Không có mặt của tổng thống Mubarak -tổng tư lệnh quân đội. Phó tổng thống là Omar Suleiman cũng không hiện diện. Ôngnày từng là tướng lục quân và phụ trách ngành tình báo, vừa được bổ nhiệm saukhi biểu tình nổ ra tại Ai Cập từ cuối tháng 1.

Trong khi đó lãnh đạo đảng cầmquyền cho AP biết ông hy vọng ông Mubarak sẽ "phát biểu trước quốc dân đêmnay và đáp ứng yêu cầu của người biểu tình".

Truyền hình quốc gia Ai Cập cũngvừa thông báo ông Mubarak sẽ phát biểu trước quốc dân ngay tối nay.

Người biểu tình chống chính phủAi Cập đòi ông Mubarak từ chức sau gần 30 năm cầm quyền. Hàng trăm nghìn ngườiAi Cập đã đổ ra đường ở nhiều thành phố trong hai tuần nổi dậy vừa qua và tỏ sựkiên quyết không lùi bước nếu yêu sách của họ chưa được đáp ứng.

Tại quảng trường Tự do, bầu khôngkhí phấn khích bao trùm, tuy nhiên người ta vẫm băn khoăn tự hỏi không biết tổngthống Mubarak có từ chức hay không. Một hàng rào quân sự bao vây quảng trường,trong đó có một trung đội xe tăng, vẫn giữ nguyên hiện trạng, nhưng không có dấuhiệu nào của việc trấn áp biểu tình.

Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ Cụctình báo trung ương Mỹ CIA cho hay ông Mubarak có thể ra đi tối nay.

Trước đó nhiều báo chí đưa tinông có thể "sang Đức chữa bệnh một thời gian dài".

Mubarak thời gian qua từ chối yêucầu của người biểu tình, và cho biết sẽ có những bước đi cần thiết từ nay đếnkhi tổ chức tổng tuyển cử tháng 9. Vị tổng thống 82 tuổi cam kết sẽ không ứng cửlần nữa, tuy nhiên người biểu tình đòi ông phải từ chức, nếu không họ sẽ tiếptục xuống đường.

Ai Cập là quốc gia có 79 triệudân nằm ở Bắc Phi, là một thế lực đáng kể trong khu vực Bắc Phi và Trung Đông.Nước này nổi tiếng với các di tích lịch sử, và có nền kinh tế đa dạng.

Cuộc biểu tình chống chính phủhiện nay bắt đầu từ 25/1. Tình trạng bạo lực kèm theo các cuộc xuống đường đãkhiến 300 người thiệt mạng. Ngày 29/1, chính phủ ra lệnh giới nghiêm nhưng lênhnày bị người biểu tình bất chấp. Người biểu tình phản đối tổng thống; đòi chấmdứt lệnh tình trạng khẩn cấp vốn kéo dài hàng thập kỷ; đòi tăng lương tối thiểuvà chấm dứt trình trạng giá thực phẩm tăng vọt như tên lửa.

Làn sóng biểu tình và bạo động ởAi Cập được đánh giá là được tiếp sức từ "cách mạng hoa nhài" ở Tunisia, nơi lầnđầu tiên một tổng thống Ảrập bị lật đổ bởi sức mạnh của nhân dân.

Theo Thanh Mai
Vnexpress




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.