Hơn ngàn người tị nạn tràn vào biên giới Croatia

Ngày 26/9, khoảng 1.500 người tị nạn đã tràn vào biên giới Croatia sau khi nước này cho mở cửa trở lại biên giới để đón dòng người di cư.

Ngày 26/9, khoảng 1.500 người tị nạn đã tràn vào biên giới Croatia sau khi nước này cho mở cửa trở lại biên giới để đón dòng người di cư.

Từ Croatia những người di cư lại tiếp tục hành trình để đến các nước châu Âu giàu có khác.

Một người di cư đến từ Syria cho biết về tình cảnh hiện tại của mình khi vượt biên vào Croatia: “Ở đây chúng tôi không có thực phẩm, nước uống của chúng tôi cũng đã hết. Như mọi người thấy ở đây có rất nhiều phụ nữ và trẻ em. Nhưng tôi hy vọng mọi việc rồi sẽ ổn”. 

 hon ngan nguoi ti nan tran vao bien gioi croatia hinh 0
Người tị cố gắng kéo nhau lên tàu trong dòng người chen chúc. Ảnh chụp tại Tovarnik, Croatia ngày 20/9. (ảnh: Getty).

Hơn 40.000 người di cư, nhiều người trong số họ những người tị nạn Syria, đã vượt biên vào Croatia từ Serbia kể từ khi Hungary, quốc gia láng giềng của cả hai nước đóng cửa biên giới kể từ ngày 15/9

Trước đó hôm 25/9, Thủ tướng Croatia Zoran Milanovic tuyên bố, nước này sẽ sớm rút lại các biện pháp hạn chế qua biên giới đối với Serbia, trong bối cảnh bất đồng leo thang tại khu vực biên giới giữa hai nước do khủng hoảng di cư gây ra.

Tuy nhiên, ông Milanovic cảnh báo rằng ông có thể áp đặt những biện pháp hạn chế mới trong tương lai

Tuyên bố của Thủ tướng Croatia đưa ra  sau khi Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu nước này đưa ra lời giải thích về quyết định đóng 7 trên tổng số 8 cửa khẩu biên giới với Serbia.

Phía Serbia cho rằng quyết định của Croatia đã gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và làm Serbia tổn thất hàng triệu USD mỗi ngày.

Đáp lại hành động này, Serbia cấm tất cả xe tải mang biển số Croatia hoặc những xe chở hàng sản xuất tại Croatia đi qua cửa khẩu.
Theo VOV


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.