Mỹ: Syria tấn công dân thường bằng khí độc sarin

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 1/9 khẳng định Washington có bằng chứng cho thấy khí độc được sử dụng để tấn công dân thường Syria là khí sarin. Trong khi đó Pháp bất ngờ tỏ ra chùn bước sau khi khẳng định ủng hộ Washington.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 1/9 khẳng định Washington có bằng chứng cho thấy khí độc được sử dụng để tấn công dân thường Syria là khí sarin. Trong khi đó Pháp bất ngờ tỏ ra chùn bước sau khi khẳng định ủng hộ Washington.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Syria đã dùng khí độc sarin
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Syria đã dùng khí độc sarin

Một ngày sau khi Tổng thống Barack Obama “chùn bước” trong kế hoạch tấn công Syria, với đề nghị “nhờ” quốc hội biểu quyết, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khẳng định trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nước này rằng, Washington có bằng chứng cho thấy khí độc sarin đã được sử dụng, thông qua phân tích mẫu tóc và máu được cung cấp bởi những người ứng cứu đầu tiên tại Damascus sau vụ tấn công hôm 21/8.

Ông Kerry cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng quốc hội Mỹ sẽ hậu thuẫn Tổng thống Obama tấn công Syria. Dù vậy vị cựu thượng nghị sỹ bang Massachusetts cũng khẳng định ông chủ Nhà Trắng có quyền phát động tấn công ngay cả khi quốc hội không phê chuẩn.

Trong khi vị Ngoại trưởng không lí giải liệu ông Obama có nhất quyết hành động hay không nếu các nghị sỹ phản đối, ông cho biết “chúng tôi sẽ không thất bại trong cuộc bỏ phiếu này”.

Dự kiến quốc hội Mỹ sẽ chỉ nhóm họp trở lại trong ngày 9/9 tới sau kỳ nghỉ Hè của các nghị sỹ.

Nghị sỹ đảng Cộng hòa Peter King, người chỉ trích ông Obama đã không phát động ngay cuộc tấn công chống lại chính quyền của ông Assad khẳng định, Tổng thống Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc giành lại sự ủng hộ của quốc hội.

“Tôi nghĩ việc đó sẽ khó khăn”, ông King, một thành viên của ủy ban Tình báo Hạ viện, nhận định.

Thượng nghị sỹ Rand Paul của đảng Cộng hòa thì cho rằng Thượng viện “sẽ phê chuẩn những gì Tổng thống muốn, nhưng tôi cho rằng Hạ viện sẽ có kết quả sít sao hơn”. Ông nhận định kết quả tại Hạ viện “ít nhất là 50 – 50 về khả năng can thiệp vào cuộc chiến Syria”.

Tuy nhiên ông Mike Rogers, chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện, cho rằng các bằng chứng, bao gồm thông tin mới về khí sarin “là thuyết phục và đang tốt hơn”. Ông Rogers tin tưởng cuối cùng quốc hội cũng sẽ ủng hộ vụ việc này, nhưng cũng nhận định “sẽ phải có những tranh luận để đi đến việc đó”.

Trong khi đó Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tự tin rằng những bằng chứng cho quyết định tấn công “đang ngày càng mạnh mẽ hơn”. Ông khẳng định, Tổng thống Syria Assad giờ “đã gia nhập danh sách gồm Adolf Hitler và Saddam Hussein” trong việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân chúng, và “vụ việc là không thay đổi” đối với phản ứng của Mỹ.

Trong ngày 1/9, ông Kerry đã xuất hiện trên một loạt kênh truyền hình lớn của Mỹ như CNN, CBS, NBC, Fox News ABC để công bố các bằng chứng và ý định của chính quyền Obama.

Tổng thống Pháp bất ngờ chùn bước

Theo kênh RT của Nga, sau khi lãnh đạo của London và Washington quyết định tham khảo ý kiến của quốc hội trong việc tấn công Syria, đến lượt Tổng thống Pháp Hollande cho biết sẽ đợi ý kiến của quốc hội trước khi cam kết cho các lực lượng quân độ Pháp tấn công Syria.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi các quốc gia thành viên NATO cân nhắc xem liệu có thực thi hành động quân sự với Damascus.

Paris đã thoái lui khỏi một hành động quân sự ngay lập tức sau khi các nghị sỹ Anh bác đề xuất của thủ tướng David Cameron. Đây là thất bại đầu tiên của Thủ tướng Anh kể từ năm 1782 trong việc phê chuẩn hành động chiến tranh. Không lâu sau, trong ngày 31/8, đến lượt Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố đợi phê chuẩn của quốc hội trước khi hành động.

Quyết định của ông Hollande phần nào gây nhạc nhiên bởi không giống với ông Cameron, chính phủ Pháp không cần phải xin ý kiến nghị viện để ra lệnh cho hành động quân sự. Trước đó Pháp là nước “lớn tiếng” nhất trong việc trừng phạt Syria.

Bộ trưởng nội vụ Pháp Manuel Valls ngày 31/8 cho biết Pháp sẽ không hành động một mình tại Syria mà sẽ đợi một quyết định của quốc hội Mỹ. “Pháp không thể hành động một mình”, Valls khẳng định trên đài Europe 1. “Chúng tôi cần một đồng minh”.

Theo Thanh Tùng

Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.