Lương 20 triệu đồng nuôi con nhỏ một tháng "hết veo"

Với lương gần 20 triệu đồng/ tháng, làm thế nào để tôi có thể nuôi con nhỏ mà vẫn tiết kiệm được tiền?

Với lương gần 20 triệu đồng/ tháng, làm thế nào để tôi có thể nuôi con nhỏ mà vẫn tiết kiệm được tiền?

Tôi là bà mẹ đơn thân đang nuôi một cô con gái nhỏ năm nay tròn 2,5 tuổi. Công việc chính của tôi là nhân viên kinh doanh cho một công ty liên doanh nước ngoài về đồ nội thất. Ngoài ra, vào buổi tối và các ngày nghỉ chủ nhật, tôi có nhận viết bài cho một số trang báo để kiếm thêm thu nhập.

Nói về bản thân, cả lương chính và thu nhập thêm, mỗi tháng tôi nhận khoảng gần 20 triệu đồng. Thế nhưng, thật buồn thay, với số tiền đó mẹ con tôi chỉ có thể tiêu cho những khoản phí sinh hoạt thông thường mà đã… hết bay, chẳng tiết kiệm được đồng tiền nào cả.

Kể câu chuyện này với nhiều bà mẹ bỉm sữa, ai cũng nói hai mẹ con tôi chi tiêu hơi quá hoang phí bởi nếu là họ, một tháng họ chỉ chi khoảng 7 - 8 triệu và vẫn có thể để ra một khoản tiền tiết kiệm.

luong 20 trieu dong nuoi con nho mot thang "het veo" - 1

Lương tháng gần 20 triệu đồng nhưng chỉ đủ chi trả phí hoạt mà không tiết kiệm được bao nhiêu. Ảnh minh họa

Ấy thế nhưng họ nói thế nào chứ bản thân tôi tự thấy hai mẹ con không hề chi tiêu quá tay hay quá lãng phí vào việc gì cả mà chỉ là những sinh hoạt hết sức bình thường trong ngày.

Bé Bin rất ngoan và không còn phải bế bồng nữa nên tôi không thuê người giúp việc mà gửi bé đi lớp. Vì thế, tôi đỡ được một khoản phí thuê người giúp việc và trông nom con. Nhưng bù lại vẫn phải đóng tiền học đầy đủ như bao bà mẹ khác.

Thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, tôi để bé ở nhà để hai mẹ con đi chơi hoặc nấu ăn cùng nhau. Thỉnh thoảng mới cho bé đi chơi ở các khu công viên, giải trí.

Vừa có con nhỏ, điều kiện kinh tế hạn hẹp mà công việc bận bịu nên hai mẹ con không có nhiều thời gian cho các chuyến đi chơi xa. Chỉ quanh quanh Hà Nội hoặc về quê ngoại ở Bắc giang.

Tiền tiết kiệm bao năm nay tôi cũng lấy ra chi tiêu cho hai mẹ con dần dần. Thi thoảng có biếu ông bà bên ngoại, cô dì mỗi người một ít nhưng không đáng kể.

Ấy thế mà tiền lương của tôi tháng nào hết tháng đó. Cứ cuối tháng là bắt đầu long đong, đến tầm khoảng mùng 5 hàng tháng nhận lương mới là vừa.

Thành thử ra quả thật không tháng nào là tôi còn tiền để tiết kiệm.

luong 20 trieu dong nuoi con nho mot thang "het veo" - 2

Mỗi tháng tôi chi tiêu khá nhiều tiền vào tiền mua sữa cho con/ Ảnh minh họa

Chi tiêu mỗi tháng của hai mẹ con tôi đơn giản chỉ có như thế này:

Sữa bột: trung bình mỗi tháng Bin dùng hết 2 hộp loại 800gr: 910.000 đồng

Sữa tươi: 290.000 đồng/ thùng

Sữa chua: 200.000 đồng

Váng sữa: 200.000 đồng

Phô mai: 150.000 đồng

Thực phẩm ăn dặm cho con + thực phẩm cho mẹ: 3.000.000 đồng

Hoa quả: 500.000 đồng

Bỉm cho con: 350.000 đồng

Về quê thăm ông bà, tháng về 2-3 lần (có lần biếu ông bà tiền có lần không): 2.000.000 đồng

Mua quần áo + đồ chơi cho con (tháng mua tháng không): 300.000 đồng

Mua quần áo cho mẹ (tháng mua tháng không): 500.000 đồng

Thuê nhà + phí sinh hoạt (điện, nước): 4.500.000

Ăn chơi bộc phát (ngày lễ): 1.000.000

Tiền học + tiền ăn trưa cho Bin: 2.000.000

Đấy, tiền phí sinh hoạt hàng tháng của hai mẹ con chỉ loanh quanh có thể. Chưa kể, có tháng hai mẹ con bồng bế nhau đi chơi nhà cô di chú bác và cũng phải “rải tiền thêm”. Kết quả là cuối mỗi tháng tiền dành dụm không còn đáng bao nhiêu. Tháng nào tiêu nhiều là hết sạch.

Bà ngoại cũng than rằng hai mẹ con nên chi tiêu tiết kiệm hơn, để dành dụm ra cho những công việc đột xuất sau này. Tôi cũng đã tập chắt chiu dần nhưng chỉ được 1, 2 tháng rồi lại thôi vì như thế khiến cả hai mẹ con gò bó quá. Mình có thể thiếu nhưng nhìn bé Bìn thiếu thốn tôi không thể chịu được.

Theo Khám phá


kiếm tiền

chi tiêu

kinh tế

thu nhập

nuôi con nhỏ

Vợ Chồng

gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.