"Ông kẹ" thời nay

“Ông kẹ” là nhân vật thường sát cánh cùng nhiều ông bố bà mẹ trong việc dọa trẻ con, phổ biến là để chống biếng ăn, hò hét uống thuốc. Chứng lười ăn trầm kha “thầy chạy, bác sĩ chê” của nhiều đứa trẻ có thể bất ngờ được cải thiện nhờ sự ra tay của mấy “ông kẹ”.

“Ông kẹ” là nhân vật thườngsát cánh cùng nhiều ông bố bà mẹ trong việc dọa trẻ con, phổ biến là đểchống biếng ăn, hò hét uống thuốc. Chứng lười ăn trầm kha “thầy chạy, bác sĩchê” của nhiều đứa trẻ có thể bất ngờ được cải thiện nhờ sự ra tay của mấy“ông kẹ”.

Tất nhiên, nhân vật này hoàntoàn hư cấu, nhưng có khi anh hàng xóm bặm trợn, lão ăn xin lở loét haycả... mấy ông bác sĩ, cô y tá, cũng vô tình được “tác giả kịch bản”, thườnglà các bà mẹ, lôi vào phân vai.

Hiệu quả tức thì, một đứa trẻtránh sao không sợ tè ra quần trước một nhân vật “mặt xanh nanh vàng”, mà từsợ chuyển sang phục tùng chẳng mấy khó. Kết quả trông thấy nên không ít ôngbố bà mẹ dần sinh lạm dụng và mở rộng việc dùng hình tượng “ông ba bị” đểdọa trẻ đánh răng, thay quần áo, học bài... Tệ hơn, theo thời gian để tránhlờn thuốc, người lớn còn sáng tác thêm những tình tiết rợn người cho ép-phêhơn.

"Ông kẹ" thời nay

Con người, dù là một đứa trẻ, trước “cường bạo” chỉ sợ chứ không phục

Nhiều người sẽ cho rằng phóngđại, nhưng ít nhiều đây là một hình thức vô tình... “khủng bố tinh thần”trẻ. Cái “ông kẹ” đáng sợ kia sớm muộn sẽ bước vào cơn ác mộng của trẻ vàđậm dần trong trí não trẻ. Ngay tí tuổi đời, trẻ đã bị nhét vào đầu ý nghĩngoài kia, ngoài cánh cổng nhà, ngoài sự chở che của bố mẹ, là một nơi thiếuan toàn, bởi đang có một “thế lực hắc ám” chờ sẵn.

Một đứa trẻ bất an dễ trởthành một đứa trẻ nhút nhát, kém năng động, khi bước vào một môi trường xalạ như nhà trẻ, trường lớp. Tất nhiên “vỏ dưa thêm vỏ dừa”, nếu chính các côdạy trẻ cũng có một... “ông kẹ” của riêng mình để buộc mấy nhóc chịu ăn,chịu ngủ...

Không đâu xa, nếu ông hàngxóm được chọn thì xem như trong nỗi bất an của trẻ, “kẻ ăn thịt lông lá” sátvách bất cứ lúc nào cũng có thể nhảy xổ ra khi nó lầm lỗi. Tính già hóa noncòn nhãn tiền hơn với những bà mẹ mang bác sĩ, y tá ra làm “ông ba bị” dọacon uống thuốc, bởi lần sau có bệnh đưa trẻ đến bệnh viện, vừa nhác thấybóng áo blouse trắng, ống nghe, kim tiêm là bệnh nhi đã khóc thét, giãy tửlên chẳng thể thăm khám được gì.

Không thể bỏ qua công trạngcủa mấy “ông kẹ” bởi nhờ mấy ông mà không ít đứa trẻ thoát nạn còi cọc, suydinh dưỡng. Vấn đề là nên chăng xét lại một chút về nhân thân các “vị” saocho hợp thời và có lợi cho trẻ nhất. Chẳng hạn “ông kẹ” thời nay nên “mềm”hơn với các bậc tiền bối như đừng kinh khiếp, máu me quá, và quan trọng làkhông chỉ biết gầm gừ, dọa nạt mà còn biết mỉm cười, khen ngợi khi trẻ làmtốt. Không nên cụ thể hóa hình tượng “ông kẹ” tránh cho trẻ có sự liên hệkhông hay  trong cuộc sống. Tất nhiên nên tránh gắn vào những nhân vật códuyên nợ với trẻ sau này như bác bảo vệ, thầy cô giáo, bác sĩ, y tá...

Thật ra, tốt nhất nên đổi hẳnvai “ông kẹ” sang... “ông bụt” hay “bà tiên” dễ mến hơn. Tất nhiên việc nàykhó, không dễ dỗ dành một đứa trẻ biếng ăn chịu mở miệng chỉ bằng sự cổ vũcủa một  bà tiên với cây đũa thần hiền lành, nhưng nếu thực hiện được thìđây là một thành công lớn của các bậc cha mẹ. Con người, dù là một đứa trẻ,trước “cường bạo” chỉ sợ chứ không phục.

Theo BS Đỗ Minh Tuấn
"Ông kẹ" thời nay



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.