- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Long Nhật: "Tôi buồn vô cùng vì không mọc ria mép"
Tới lớp 11, khi các bạn nam đã lún phún mọc ria mép, vỡ tiếng... thì tôi vẫn là một đứa trẻ con, tôi buồn vô cùng. Tuy nhiên, tôi bắt đầu yêu ngay từ ngày nhập học cấp 3…
Tới lớp 11, khi các bạn nam đã lún phún mọc riamép, vỡ tiếng... thì tôi vẫn là một đứa trẻ con, tôibuồn vô cùng. Tuy nhiên, tôi bắt đầu yêu ngay từ ngàynhập học cấp 3…
>>
>>
Khi tôi học lớp 6 thì ba tôi mở Hợp tác xã thêu ren PhúMỹ. Sau đó ông chuyển qua làm Hợp tác xã xây dựng TínThành, mẹ có một sạp vải ở chợ Đông Ba. Hai ông bà ănnên làm ra và mua một biệt thự ở số 90, đường Nguyễn ChíThanh (Bây giờ gia đình tôi vẫn ở đó nhưng số nhà đổithành 122).
“Đêm nay có thuyền em đi, thuyền trôi nhanh tới nơi đầusông…”
Trướckhi chuyển nhà ra khu biệt thự, gia đình tôi có một chịcháu họ của mẹ lên phụ việc nhà. Chị rất đẹp, mẹ chị làđào hát, ba là họa sĩ của đoàn hát Bội Đồng Xuân Lâu,ông vẽ cảnh trí cho đoàn. Ba mẹ chị bỏ nhau, chị thừahưởng gen của bố mẹ chị nên ngoài giờ cơm nước, giặtgiũ, chăm lo cho bọn tôi thì chị vẽ tranh bằng phấn viếttường trên bếp. Chị vẽ những rừng cây không có lá, nhữngthiếu nữ mặc áo dài, tóc dài nhưng không có mắt mũi, tôixem cứ thấy rờn rợn nhưng lại mê mẩn bởi ẩn nấp sau mỗinét vẽ của chị là cảm giác về mùa, về những thân câykhẳng khiu, chơ vơ trong gió đông hay về những tà áo Huếdịu dàng cuốn gió, chới với trong mưa. Mỗi lần vẽ xong,chị lại ký tên Thùy Linh bên dưới, chữ ký bay bướm vàđẹp mê hồn.
Tới lớp 11, khi các bạn nam đã lún phún mọc ria mép, vỡ tiếng... thì tôi vẫn là một đứa trẻ con, tôi buồn vô cùng.
Tôi thấy chị rấtlạ, có đôi lúc bất chợt nhìn chị, tôi thấy chị đẹp, một vẻ đẹp nhưrất gần mà như rất xa khiến tôi có cảm giác chị sẽ tuột ra khỏi cuộcsống của tôi bất cứ lúc nào.
Tôi còn nhớ, nhà có chiếc xe đạp mini nhưng cả nhà không cho tôi đi.Tôi đã lấy trộm ra tập và thích cảm giác ngồi trên xe, phi trên conđường lóc xóc với đất đá lởm chởm, chỉ muốn đẩy mình ngã. Rồi tôicũng bị ngã lộn nhào xuống ao, pê-đan xe đã đâm vào chân (mà tới giờvết sẹo vẫn còn nguyên bên chân trái), tôi đã rút chiếc ống củapê-đan xe đó ra với nguyên cả máu và thịt giắt vào, tôi mấm mồm mấmlợi không dám la vì sợ có ai đó biết về mách ba và anh Bi, nhưng vìđau quá, nước mắt cứ tuôn trào.
Bất chợt thôithấy chị Thùy Linh đi tới, chị nhìn và cuống lên, lao tới đỡ tôi,khi chị xé tà áo buộc vết thương cho tôi, tôi có cảm giác như mọiđau đớn tan biến hết. Và tôi dường như thấy nước mắt tôi chuyển quahết cho chị. Nhìn chị ngước mắt lên, những giọt nước mắt ngấn ngấntrong đôi mắt nâu mở to, với hàng mi dày khẽ chớp thì tôi như mấthết cảm giác đau đớn, tê dại. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không thểquên được giọt nước mắt đó chảy và ngưng lại khóe môi cong với lànmôi dày đầy đặn, hồng hồng của chị.
Mỗi ngày sau đó,những lúc dọn dẹp xong và cho các em ngủ, chị nhận thêm nón Huế vềtrầm nón lá bài thơ. Khoản tiền người ta trả, chị lại mua quà chotụi tôi hoặc dành tiền mua vé xem phim. Nhưng… Chị yêu một ngườicùng xóm, anh ấy có vẻ đẹp gai góc, giang hồ, công ăn việc làm khôngcó nên gia đình họ mạc chúng tôi khuyên và ngăn cấm chị không nênyêu anh ấy. Và rồi… chị ấy có bầu. Thời điểm đó, có bầu trước khicưới là một trọng tội và nó kinh khủng lắm. Tôi không rõ được sựkinh khủng tới đâu nhưng tôi bắt gặp sự hoảng hốt trong đôi mắt nâumở to của chị. Và rồi, anh chị rủ nhau chết, uống thuốc… Nhưng sauđó, chị đã về quê và mất ở quê nhà. Khi chị mất, trời lất phất mưa,thuyền đưa quan tài chị đi và câu hát mà chị vẫn thường ngâm nga lạivang vọng trong tôi, như thể chị đang ở đâu đó, ngước đôi mắt nâu tocùng hàng mi dày, ngấn lệ, hát vọng về: Đêm nay có thuyền em đithuyền trôi nhanh đến nơi đầu sông…
Chuyến đi xađầu đời
Những ngày đầutiên chuyển sang khu biệt thự, tôi bị hẫng hụt một thời gian. Cáichết của chị Thùy Linh cứ vương vất quanh tôi. Những câu hát, nhữngbức vẽ và cả đôi mắt nâu to tròn ngấn ngấn nước dưới lớp mi dày, cáimiệng mòng mọng… tất cả in đậm trong trí óc tôi. Tôi không chỉ nhớchị Linh mà còn nhớ cả con đường quanh co trong xóm, nhớ khoảngkhông gian mờ mịt mưa Huế, nhớ những rặng dâm bụt lấp ló hoa trongkhu xóm lao động nghèo. Tôi rất hay quay về nhà cũ và khóc thầm mộtmình. Cảm giác như nơi thân thương này không còn là của mình, khôngchờ đón mình về mỗi ngày đi học… cứ nghĩ vậy, nước mắt tôi lại tràora. Nhưng tôi không dám chia sẻ cảm xúc này với ai. Không hiểu saoanh Bi vẫn biết, anh ấy cười chế giễu. Rồi một vài người lớn cũngchâm biếm tôi nói là chuyển về cái nhà to đẹp hơn thì mắc mớ gì màcứ quay về nhà cũ nhỏ bé khóc lóc, sao cải lương thế. Phải mất mộtthời gian dài như vậy tôi mới nguôi ngoai được.
Tôi rất thích về quê nội.Cứ vào ngày tổng kết năm học là tôi lại gói ghém quần áo, từ trường ra thẳngsạp vải của mạ, ăn gì đó rồi ra bến tàu về thẳng quê. Tôi ở liền ba thánghè, tới trước hôm khai giảng một ngày thì mới về nhà. Ở quê hay có nhữngđoàn cải lương, đoàn chiếu bóng tới chiếu, biểu diễn và lần nào tôi cũngđược bà nội dắt đi. Tôi ngồi dưới chỉ mơ ước được trở thành những diễn viênnhư trên sân khấu. Dường như lần nào tôi cũng mò mẫm ra sau hậu trường đểxem diễn viên hóa trang, tôi muốn nhìn thấy những nhân vật trong tác phẩmtôi được xem bằng xương bằng thịt.
Đây là những người phụ nữ thân thiết trong cuộc đời tôi: Bé Trâm, dì Hồng (ở phần trước tôi đã kể là dì bị hen suyễn và tôi cùng dì luôn được bà nội cưng. Rồi tới Út mặc áo trắng và Xíu mặc váy đen ngồi cạnh. Trong tự truyện này, tôi sẽ có những câu chuyện gắn với họ... |
Có lần đi xem Thạch Sanh,tôi háo hức chạy vào hậu trường, muốn xem tận mặt chàng Thạch Sanh nhưngthan ôi, vào tới trong, thấy Thạch Sanh đang ngồi dạng thẻ chơi bài, thậmchí còn… nói tục, chửi thề. Tôi thất vọng quá, về nhà ốm một tuần liền.Trong đầu óc non nớt của tôi khi đó, tôi nghĩ người diễn viên vào vai ThạchSanh phải đúng như hình ảnh người đó trên sân khấu. Nhưng tôi lại nhìn thấymột điều trái ngược và tôi đã thất vọng tới phát ốm. Sau này, ba tôi có phântích rằng: “Con phải phân biệt được cuộc đời và sân khấu. Người diễn viên cónhững lúc cần phải xả hơi mới có thể tiếp tục diễn được. Chú ấy có ngồi chơibài thì đầu óc chú ấy mới thoải mái để diễn tiếp vai Thạch Sanh cho conxem”.
Mọi người nói kiếp cầmca, diễn xướng là kiếp ăn đường ngủ chợ, vất vả, khổ sở nhưng tôi không thấynhư vậy là khổ mà thấy sao họ sướng thế: tối tối cứ quần quần áo áo, son sonphấn phấn lên sân khấu với đèn đuốc lung linh. Tôi thấy cuộc sống của họ saohuyền bí, hấp dẫn và thần tiên đến vậy.
Cuối năm lớp 8, vì thíchhát múa tối ngày, đầu óc mơ mộng vẩn vơ, bay bổng, thêm vào đó, tôi lại gàyyếu từ bé nên tôi bị thi lại hai môn: Toán và Thể dục. Ngày đó, tôi chỉ chờmong tối thứ bảy để xem cải lương hay ca nhạc phát trên vô tuyến trắng đencủa gia đình. Tôi hồi hộp xem hết thời sự và điều lo sợ nhất của tôi là… bịmất điện. Mạ có mua bánh trái cho thì cất đi, tới giờ đó mới mang ra ăn, tôithích nhấm nháp cả “hai niềm hạnh phúc” cùng một lúc: vừa được ăn trái cây,bánh ngon vừa được ngồi xem. Tôi mê mẩn những vở: Bình minh trên hoangđảo, Tìm lại cuộc đời, Tâm sự Ngọc Hân… Bé Trâm là người thân nhất vớitôi trong gia đình. Những lúc như thế, tôi thường kéo bé ngồi cùng, vừathưởng thức vừa bình luận sôi nổi hoặc khóc thút thít với nhau. Tôi còn bắtchước những vở kịch, trước khi đi ngủ, lấy lô cuốn tóc bé Trâm, tới sáng hômsau thì tóc bé xoăn tít lên, nhìn rất ngộ.
Tôi hơn Trâm 6tuổi nhưng hai anh em rất thân nhau, có gì ăn tôi cũng dành cho bé,chơi gì tôi cũng rủ bé. Buổi tối, ba tôi bắt tôi sang ngủ với anhhai: con trai ngủ với con trai, ba em gái ngủ với nhau, nhưng haianh em tôi thân nhau đến nỗi, nửa đêm không thấy tôi, bé Trâm lại ômgối sang giường hai anh ngủ cùng tôi. Tôi yêu quý bé Trâm tới nỗi màsau này, khi gia đình tôi xảy ra nhiều biến cố, tôi mang bé Trâmtheo vào Nha Trang, ở cùng đoàn Hải Đăng và tôi đã ghi trong nhật kýrằng: Tôi sẵn sàng chết, sẵn sàng nhảy vào lửa hay làm bất cứđiều gì để cho người em này được hạnh phúc! Bé Trâm cũng từngnói rằng: Ở cuộc đời này, có bốn người đàn ông mà em đứng trước mặt,hỏi em xem em thương ai nhất thì em không biết trả lời sao: đó là batôi, tôi, chồng và con trai của Trâm.
Tráihẳn với anh Bi: chỉ cần nghĩ tới anh thì cảm xúc của tôilại bị “tụt hứng”, thậm chí là nước mắt cũng không chảyđược. Trước mặt mọi người, tôi đang hát hay, kể chuyệngiỏi, cảm thấy mình đang duyên dáng mà chợt thấy anh Bithì tôi trở nên vụng về, lóng ngóng, làm bể đồ, rơi vật.Nhưng với bé Trâm tôi như được khích lệ. Tôi nói gì bécũng chăm chú nghe đầy thích thú, tôi kể gì bé cũng thấymắc cười hết. Bây giờ Trâm giàu có lắm rồi, khi nào tôivề chơi mà lân la ôm ngang bụng bé là bé lại liu diu mắtrồi tủm tỉm nói: “Lại muốn xin gì phải hôn…”.
Chuyện tôi thi lại tôi chẳng cảm thấy xấu hổ hay có vấnđề gì, nhưng với ba tôi thì đó là một điều khó chấpnhận, ông còn tỏ ra lo sợ và bàn với mạ tôi gửi tôi lênchú tôi là Đinh Ngọc Niệm, dạy toán ở trên Buôn Mê Thuộtđể chú kèm cặp. Và năm 1982, gia đình bắt tôi phải lênBuôn Mê Thuột, ở với chú Niệm, chú dạy ở trường PT LaoĐộng, tỉnh Đắc Lắc.
Đâylà chuyến đi xa đầu tiên trong đời tôi, tôi đi với tâmtrạng vừa háo hức vừa nhớ nhà. Tôi vào sống với chú Niệmtrong khu tập thể của trường chú dạy.
Mộtcuộc sống mới mở ra. Cuộc sống của khu tập thể giáo viênthời bao cấp nghèo nhưng sao tôi thấy vui thế. Thithoảng trường cũng tổ chức biểu diễn văn nghệ và đó làđiều mà tôi rất thích thú. Trong khu tập thể còn cónhiều cô chú, đều là giáo viên của trường, khi lên lớp,họ nghiêm khắc nhưng nhẹ nhàng, còn khi về nhà, họ lànhững người rất vui tính, trìu mến. Tôi nhớ, trong số đócó cô Hằng, cô có một mẹ già, tóc bà bạc trắng và tôigọi bà là bà… ngoại. Nhà cô có bốn người con mà chị Vânlà lớn nhất và cũng là người thân thiết với tôi nhất. CôHằng và bà ngoại yêu quý tôi như con cái trong gia đình,khi tôi bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng tôi đã được bà vàcô Hằng chăm sóc.
Bé Trâm sinh năm 1972, đây là bức hình mới nhất của bé. Ở nhà, bé Trâm có nhiều nét giống tôi nhất. Tôi từng viết trong nhật ký là có thể chết vì người em này và trong cuộc đời... |
Lớp 9của tôi ở trên Buôn Mê Thuột là một tập thể đáng yêu, dễthương. Có Bích là lớp trưởng với nụ cười tươi, có Lậpvà rất nhiều các bạn khác nữa. Ở trên đó ai cũng cao ráovà đẹp, tôi là người nhỏ bé nhất nên cô giáo chủ nhiệmKim Chi cho tôi ngồi bàn đầu. Cho tới bây giờ các bạnvẫn liên lạc với tôi, có lần nào tôi đi diễn trên đó,tôi cũng ghé qua nhìn ngắm trường, các bạn mà biết tôilên đó diễn cũng thường tụ tập nhau ăn uống. Và điều kỳdiệu là tôi được học sinh tiên tiến ở học kỳ một, sanghọc kỳ hai tôi trở thành học sinh giỏi và đỗ tốt nghiệpvới số điểm cao.
Thànhtích này đã giúp tôi được trở về Huế, nhập học ở trườngPTTH Quốc học Huế (năm đó là năm 1983). Từ năm đó, tôihoạt động văn nghệ rất mạnh. Trường tôi cũng nổi tiếngvới các phong trào văn hóa văn nghệ, nó là một trong bốntrường nổi bật trong lĩnh vực này của TP Huế thời kỳ đó.Trường tôi có những hạt nhân văn nghệ như Đoan Trang,Hải Thủy, Hải Đăng, Hải Dương và tôi…
Mùahội diễn nào tôi cũng mang phần thưởng về cho trường,tôi “rinh” rất nhiều huy chương vàng, chương trình củatrường đều đoạt giải nhất. Các thày cô và các bạn trongtrường rất yêu quý tôi. Tôi được miễn quân sự, miễn laođộng vì được coi là hạt nhân văn nghệ của trường, nhưngtôi vẫn thích đi cùng các bạn: đi đào giao thông hào, đichặt thông ở đồi Thiên An… Tôi giữ xe đạp, giữ giày dépcho các bạn.
Tôi bị hen suyễn, dáng dấp thì nhỏ bé, yếu ớt nên tôirất hay đi học muộn. Thời đó chưa có taxi nhưng cứ mưarét là tôi đi xích lô. Tôi mặc quần bò trắng, đeo giàytrắng, mặc áo sơ mi, khoác ngoài là áo len. Tôi lấy mộtcái màn chắn che xích lô lại. Chúng tôi là học sinh phảiđi một cổng khác, còn cổng chính của trường ở đường LêLợi dành cho giáo viên và cán bộ của trường nhưng lúcnào đi tôi cũng bảo bác xích lô chạy thẳng vào sântrường, qua cổng chính. Bác bảo vệ của trường cũng khôngmắng, không la vì biết đó là xe của tôi. Tôi luôn đượcưu tiên vì là cây văn nghệ, nhưng càng đi biểu diễn tôicàng học biếng. Tôi chỉ thích học văn.
ThầyLong dạy toán thì nghiêm khắc, quan điểm của thày rất rõràng và thày nói với tôi rằng: “Muốn hát hò gì, quầnáo đẹp ra sao nhưng phải học tốt cái đã”. Vì thế tôisợ thầy. Nhưng cứ mỗi dịp có sinh viên thực tập về tôithích lắm, khi đó chúng tôi được hát hò, biểu diễn và đipic-nic liên tục. Mỗi lần họ đi là chúng tôi khóc kinhkhủng, tôi là đứa khóc nhiều nhất vì tôi buồn lắm, chẳngcòn gì để mà vui chơi nữa.
Nhưngtôi có một nỗi buồn thầm kín giấu sau vẻ tinh nghịch, đólà, ngay từ dạo vào lớp 10, tôi đã thấy có những bạn nambắt đầu có lớp ria mép mờ mờ, cuối năm lớp 10, lớp 11thì các bạn đã vỡ tiếng, có ria mép, có lông nách, còntôi thì vẫn là một đứa trẻ con. Tôi buồn lắm…
Cũngvào thời điểm đó, tôi bắt đầu có những rung động đầutiên dành cho một cô bạn gái. Vì tôi chuyển trường nênđã nhập học muộn, cùng nhập muộn với tôi là cô bạn gáiđó. Bạn ấy tên là Châu Anh. Châu Anh có nét gì đó rấtđáng yêu, bạn ấy cắt tóc ngang vai, da ngăm ngăm, má đỏnhư quả bồ quân, sống mũi dọc dừa thanh thoát… Khônghiểu sao, vừa nhìn thấy bạn ấy lần đầu tiên tôi đã thấytrái tim mình rung động và tôi biết thế nào là… yêu đơnphương.
Theo VTC
-
Giải trí38 phút trướcPhong độ, nổi tiếng, nam diễn viên nổi đình nổi đám một thời trên màn ảnh nhỏ và được mệnh danh là "Hoàng tử mắt hí".
-
Giải trí39 phút trướcVới gương mặt sáng, giọng nói trầm ấm và phong thái đĩnh đạc, BTV Quang Minh chiếm được tình cảm của nhiều khán giả và còn được đặt biệt danh là "soái ca Thời sự". Hiện anh đang là Tổng Giám đốc Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
-
Sao4 giờ trướcNhững chia sẻ bất ổn về sức khỏe của hoa hậu Mai Phương Thúy khiến người hâm mộ lo lắng.
-
Sao5 giờ trướcSau "Hoa nở không màu", sự nghiệp âm nhạc của Hoài Lâm hoàn toàn lạc lối. Nhiều khán giả vẫn dành cho Hoài Lâm tình cảm đặc biệt nhưng nam ca sĩ chưa cho thấy động thái trở lại.
-
Sao5 giờ trướcXuất hiện tại một sự kiện thời trang, Hoa hậu Ý Nhi nhận phải nhiều tranh cãi của khán giả vì trang phục bị cho là phản cảm.
-
Sao8 giờ trướcSong Hye Kyo đăng ảnh đón sinh nhật tuổi 43 bên bạn bè lên trang cá nhân nhưng khóa phần bình luận. Trước đó, cô bị réo tên khi chồng cũ Song Joong Ki thông báo con gái chào đời.
-
Sao8 giờ trướcDiễn viên Bích Thủy "Những nẻo đường gần xa" có cuộc sống sang chảnh, sở hữu căn hộ cao cấp, thường xuyên du lịch nước ngoài.
-
Sao19 giờ trướcLọ Lem - con gái Quyền Linh mới đăng tải video "Một ngày của sinh viên" và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
-
Sao19 giờ trướcThu Quỳnh đăng ảnh 1 tuổi của mình và bé Thị Tằm - con gái 6 tháng tuổi với niềm tự hào "công chúa giống mình mà phiên bản 'gấu biển' hơn".
-
Show truyền hình1 ngày trướcSau khi ban tổ chức Hoa hậu Hòa bình đăng thông cáo báo chí nói về lý do chấm dứt làm việc với tổ chức Miss Grand India, phía Ấn Độ cũng lên tiếng tố ông Nawat.
-
Sao1 ngày trướcKat Dennings - sao phim "Sex and the City" sinh năm 1986 và nổi tiếng là mỹ nhân trẻ đẹp nhất trong dàn phim này. Ngoài đời, cô đang hạnh phúc bên chồng là nhạc sĩ.
-
Sao1 ngày trướcHoa hậu Đỗ Mỹ Linh mới đây xuất hiện trong một sự kiện, tuy nhiên điều khán giả chú ý chính là vòng 2 bất thường của cô.
-
Sao1 ngày trướcCư dân mạng đang xôn xao trước việc liệu Hoài Lâm có đang từ bỏ nghệ danh gắn liền với tên tuổi mình để chuyển sang hoạt động âm nhạc với tên thật.
-
Sao1 ngày trướcChắc chắn những gì Hoa hậu Thanh Thủy tiết lộ về mối quan hệ với đàn chị Kỳ Duyên sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ.