84% học sinh THCS tại TP. HCM có dấu hiệu của hành vi tự hủy hoại bản thân

Một con số đáng báo động với hành vi tự hủy hoại bản thân được nhóm nghiên cứu của đại học Sư phạm TP. HCM đưa ra khi tiến hành khảo sát trên 1.028 em học sinh THCS tại TP. HCM.

Một con số đáng báo động với hành vi tự hủy hoại bản thân được nhóm nghiên cứu của đại học Sư phạm TP. HCM đưa ra khi tiến hành khảo sát trên 1.028 em học sinh THCS tại TP. HCM.

Hành vi tự hủy hoại bản thân bao gồm: cố ý gây tổn hại cho bản thân mình về mặt thể chất cũng như tinh thần, tham gia vào các hành động nguy hiểm hay sở hữu mối quan hệ tình cảm lệch lạc, thường xuyên bỏ bê sức khỏe bản thân, dễ căng thẳng, thường xuyên cảm thấy cô đơn và hay xảy ra mâu thuẫn với mọi người xung quanh.

Dấu hiệu này xuất hiện từ tuổi dậy thì và tồn tại dai dẳng sau này. Ban đầu sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, thường xuyên căng thẳng, áp lực... Lâu dần, những dấu hiệu như bứt tóc, đánh, đấm, cào cấu chính mình nhưng vẫn có kiểm soát và tiết chế khi có bạn bè và người thân bên cạnh.

Và đỉnh điểm là hành vi tự cắt tay chân, tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe và tự tử. Khi tới giai đoạn này, các em có khả năng cao mắc phải chứng rối loạn tâm thần, trầm cảm nghiêm trọng.

Xu hướng tự hủy hoại bản thân ngày càng có dấu hiệu gia tăng

Xu hướng tự hủy hoại bản thân ngày càng có dấu hiệu gia tăng

838 em có dấu hiệu thấp nhất của hành vi tự hủy hoại bản thân, 374 em thường xuyên cảm thấy chán nản, mệt mỏi, 344 em có suy nghĩ bi quan về cuộc sống hiện tại. Đặc biệt, có tới 4,1% học sinh trong tổng số hơn 1.028 em có dấu hiệu cao nhất của hành vi này như tự rạch tay chân hay từng lên kế hoạch tự tử nhưng không thành bằng cách uống thuốc ngủ, tự đầu độc bản thân...

Đây là những con số đáng báo động được PGS.TS Huỳnh Văn Sơn và các đồng nghiệp của khoa tâm lí trường ĐH Sư phạm TP.HCM đưa ra sau khảo sát.

Các em cho biết thường xuyên rơi vào cảm giác trống rỗng bên trong, căng thẳng quá mức, không thể bày tỏ cảm xúc, cô đơn, không thể hiểu người khác và sợ hãi khi đối mặt với các mối quan hệ.

Những khó khăn trong cuộc sống, sự thua kém với các bạn đồng trang lứa, những chỉ trích của người thân hay những bất đồng trong gia đình và xã hội là nguyên nhân chính dẫn tới những hành vi này của các em.

Tự hành hạ bản thân là cách mà các em chọn để vượt qua khủng hoảng nhất thời. Mong muốn của các em khi đó là có được sự quan tâm, giúp đỡ người từ người khác, giải quyết được các bất đồng hay làm giảm sự nhàm chán trong các mối quan hệ.

Tự hủy hoại bản thân là cách để vượt qua khủng hoảng nhất thời

Tự hủy hoại bản thân là cách để vượt qua khủng hoảng nhất thời

Một trường hợp rất đau lòng xảy ra tại TP. HCM trong những ngày gần đây. Một học sinh lớp 9 (tại một trường THCS ở Q.1) bị 3 điểm môn tiếng Anh trong kỳ thi sát hạch đầu năm, môn học mà em giỏi và tự tin nhất. Sau đó em bị trầm cảm nặng và không muốn đi học. Gia đình đã đưa đi khám tâm lý các nơi, ba mẹ cũng túc trực ở nhà để trông nom chăm sóc. Nhưng cuối cùng em đã nhảy từ chung cư xuống đất và tử vong.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mới đây nhất, vào khoảng 8h ngày 3/1, các học sinh lớp 7A, trường THCS Tân Lâm đến phòng Tin học để học. Khi quay trở lại lớp, các em bàng hoàng phát hiện em L. đã tử vong trong tư thế treo cổ tại cửa sổ và có để lại thư tuyệt mệnh. Sự việc khiến các học sinh gào khóc ầm ĩ. Nghe thấy vậy, các thầy giáo đã chạy đến và nhanh chóng báo cho cơ quan chức năng. Ngay sau đó, công an có mặt phong tỏa hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ việc.

84% học sinh THCS tại TP. HCM có dấu hiệu của hành vi tự hủy hoại bản thân 3

Cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nỗi đau tinh thần là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới hành vi tự hủy hoại của bản thân, đồng thời với những thay đổi tâm sinh lí của tuổi dậy thì càng dễ dẩy các em chuyển từ nỗi đau tinh thần sang nỗi đau thể xác. Suy nghĩ non nớt của các em dễ bị lệch lạc khi phải đối mặt với những áp lực trong cuộc sống.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh rằng, nhà trường và gia đình cần phối hợp chặt chẽ để quan tâm đúng cách tới các em học sinh là điều vô cùng cần thiết, cần lắng nghe, chia sẻ và hướng dẫn các em vượt qua được những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.

Thực trạng này đã và đang gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh với sự thờ ơ của những người thân thiết đối với con em mình, cần kịp thời phát hiện và ngăn chặn trước khi mọi chuyện đi quá xa. Gia đình và xã hội cần chung tay để có thể phòng ngừa, ngăn chặn hiện tượng này của học sinh THCS khi hành vi này đang có dấu hiệu phổ biến và lan rộng.

Khi phát hiện trẻ có hành vi tự hủy hoại bản thân, cha mẹ và nhà trường nên làm những việc sau:

Bước 1: xác định khuôn khổ của hành vi tự hủy hoại bản thân ở trẻ từ xác định xu hướng, hiểu rõ lí do trẻ tự làm hủy hoại bản thân, xác định hậu quả và theo dõi hành vi của trẻ.

Bước 2: Điều chỉnh tâm lí của trẻ bằng cách trò chuyện, chia sẻ và tâm sự với trẻ thường xuyên.

Bước 3: Đối phó với những tác nhân kích hoạt hành vi Tự hủy hoại bản thân ở trẻ bằng cách dạy trẻ những kĩ năng ứng biến với những khó khăn, tạo cho trẻ niềm tin ở gia đình và nhà trường. Phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình để triệt tiêu những tác nhân xấu có thể gây ảnh hưởng đến trẻ.


Theo Baodatviet

trầm cảm

tuổi dậy thì

stress

học sinh tự tử


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.