Vụ việc gây sốc: Để hai anh em ở nhà tự trông nhau, bà mẹ chết lặng khi xem được clip cậu anh bắt cô em làm hành động nhạy cảm

"Em phải làm gì, phải cư xử như nào và phải đối mặt với chuyện này ra sao? Em cần làm gì để có thể bù đắp, chỉ bảo và đồng hành cùng các bé trong thời gian tới", bà mẹ hoang mang tột độ.

Vụ việc gây sốc: Để hai anh em ở nhà tự trông nhau, bà mẹ chết lặng khi xem được clip cậu anh bắt cô em làm hành động nhạy cảm-1

Mới đây, một bà mẹ (giấu tên) đã chia sẻ lại một câu chuyện không hay xảy ra trong chính gia đình mình. Mọi việc gây sốc đến mức, chị hoang mang, đau khổ, không biết phải giải quyết ra sao và cầu cứu các chuyên gia tâm lý trợ giúp.

Chia sẻ của bà mẹ này cụ thể như sau

"Em hiện có hai con nhỏ: bé trai 13 tuổi còn bé gái 7 tuổi. Thời gian nghỉ dịch vừa rồi hai cháu phải tự ở nhà trông nhau do bố mẹ đi làm cả ngày. Em cho các cháu dùng điện thoại và internet để liên lạc với bố mẹ và học online. Chắc cũng vì quá tin tưởng vào anh trai lớn có thể trông em và em gái cũng có thế tự lo được cho mình.

Vừa rồi điện thoại của anh trai bị hỏng, sau khi mang đi sửa em phát hiện ra trong phần lưu ảnh có mấy clip quay lại. Em đã bị sốc khi xem, đó là cảnh cậu anh bắt cô em làm trò người lớn cho mình bằng miệng. Em hoang mang, hoảng sợ và đau đớn tột cùng khi nhìn thấy clip ấy. Thật sự em không thể ngờ mình luôn để phòng với những nguy hiểm, những xấu xa bên ngoài mà quên đi khó khăn trong chính gia đình mình.

Vụ việc gây sốc: Để hai anh em ở nhà tự trông nhau, bà mẹ chết lặng khi xem được clip cậu anh bắt cô em làm hành động nhạy cảm-2

Bà mẹ không biết đối mặt thế nào với các con. (Ảnh minh họa)

Em gọi từng bé vào phòng nói chuyện riêng và được biết chuyện đã xảy ra 2 lần. Vì muốn các bé hiểu được việc làm này là không thể và không được phép nên em chỉ giải thích, không phạt hay mắng. Cậu anh trai thì nhận lỗi và bảo con cũng ân hận. Nhưng từ hôm phát hiện ra em cảm thấy mình luôn cáu gắt, tức giận với cậu anh và cảm giác ân hận, chán ghét gia đình. Bởi mình đã không bảo vệ được các bé nhất là với bé gái.

Bây giờ em mong nhận được lời khuyên. Em phải làm gì, phải cư xử như nào và phải đối mặt với chuyện này ra sao? Em cần phải làm gì để có thể bù đắp, chỉ bảo và đồng hành cùng các bé trong thời gian tới?".

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh: Chúng ta phải giúp trẻ nhìn nhận đó là những "tai nạn"

Trước sự việc xảy ra đối với gia đình bà mẹ này, chuyên gia Tâm lý trẻ em Lê Khanh, hiện là Giám đốc trung tâm Giáo dục đặc biệt Diệp Quang An Giang (TP.HCM) đã có những nhận định, tư vấn như sau:

Khi trẻ bước vào lứa tuổi tiền dậy thì mà có các hành vi tính dục "như người lớn" thì trước hết – không nên quá lo lắng, bi quan và nghĩ rằng đó là một "tội lỗi" vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Cũng không nên có những cảm xúc tiêu cực như hoảng sợ, đau đớn vì không ngờ đứa con "yêu quý" và "trong sạch" của mình lại có thể làm những hành vi vô đạo đức đến như thế!

Trong rất nhiều trường hợp, người lớn luôn lấy cái chuẩn mực của một người lớn "có giáo dục và đạo đức" để phán xét những hành vi của trẻ em, mà điều đó sẽ gây tổn thương cho chính bố mẹ nhiều hơn con của mình.

Chúng ta nên biết giữa thế giới "nhận thức - suy nghĩ" của người lớn và thế giới "nhận thức – suy nghĩ" của trẻ em dưới 18 tuổi, nhất là trong phạm vi từ 10 – 14 tuổi tuy không có một ranh giới rõ ràng nhưng rất khác biệt. Đó là ý chí hay ý thức đạo đức và các hoạt động theo cảm xúc.

Hầu hết các em không có ý chí hay ý thức đạo đức như người lớn. Trẻ thừa nhận sự vi phạm của mình dựa theo chính những lời buộc tội của người lớn. Trẻ cũng sẵn sàng xin lỗi theo yêu cầu mà không biết tự lên án bản thân và nhất là tự điều chỉnh các "tội lỗi" của mình hay hạ quyết tâm từ bỏ như người lớn. Thực ra cũng có những trẻ có ý thức và cũng không thiếu người lớn lại không có sự quyết tâm, nhưng đó là cá biệt.

Cũng có những đứa trẻ biết xấu hổ khi vi phạm những giá trị đạo đức như lấy trộm tiền, xem lén các hình ảnh "tươi mát" hay thực hiện các hoạt động tình dục của người lớn. Nhưng sự xấu hổ này khác nỗi xấu hổ của người lớn. Thực ra đó là sự lo lắng trước những phản ứng của người lớn chứ không phải là sự hối hận!

Vụ việc gây sốc: Để hai anh em ở nhà tự trông nhau, bà mẹ chết lặng khi xem được clip cậu anh bắt cô em làm hành động nhạy cảm-3

Trẻ chỉ cho rằng mình có lỗi vì những điều đó là sự cấm đoán, mà vì tò mò nên mình vi phạm. Trẻ có thể xin lỗi rất chân thành nhưng cũng dễ dàng tái phạm một cách tư nhiên, rồi sau đó lại tiếp tục nhận lỗi và xin lỗi.  

Hiểu như thế để bố mẹ không nên quan trọng hóa vấn đề - như kiểu suy luận lúc bé ăn cắp một quả trứng thì lớn lên có thể lấy trộm một con bò. Hay lúc nhỏ trẻ hay nói dối thì lớn lên sẽ thành người xảo quyệt và vì thể bắt buộc trẻ không được nói dối, rồi trừng phạt nặng nề để cho chừa.

Những hành vi xấu xa, tội lỗi của một con người không đơn giản. Có nhiều người có một tuổi trẻ thuần lương, nhưng lớn lên vẫn vi phạm những tội lỗi, sai lầm trong ứng xử. Điều này do tính tham lam, ích kỷ và do ảnh hưởng những tác động của môi trường không lành mạnh.

Chúng ta cũng đừng cho rằng, cái xã hội bên ngoài luôn có những tội lỗi xấu xa, những hành vi lệch chuẩn, sẵn sàng lôi kéo hay làm cho những đứa con ngoan ngoãn, tử tế của mình bị lây nhiễm. Điều đó khiến bố mẹ thường vô tình hay cố ý xây dựng chung quanh con một hàng rào "giãn cách xã hội" khiến cho trẻ không có những trải nghiệm và những bài học đau đớn để trưởng thành và có khi lại trở thành một chú gà công nghiệp, ngơ ngác giữa dòng đời.

Nói như thế, không phải chúng ta bỏ qua những sự vi phạm của trẻ về các chuẩn mực đạo đức. Trẻ sẽ phải chấp nhận một số hình thức kỷ luật nhưng không được gây tổn thương về thể chất và tâm lý như đánh mắng, đay nghiến. Đó phải là những biện pháp kỷ luật nhắm vào lợi ích của bản thân.  

Chúng ta phải giúp trẻ nhìn nhận đó là những "tai nạn", những sự cố để từ đó có biện pháp ứng xử tích cực.

Bên cạnh đó hãy xem lại cách giáo dục của chính bố mẹ, phải chăng mình đã quá "bao bọc" hay lại quá "bỏ bê" con, không để ý đến những dấu hiệu phát triển về tâm sinh lý của trẻ. Phải chăng bố mẹ đã chưa có những hướng dẫn hợp lý và hiệu quả về giới tính, đồng thời chưa nhắc nhở trẻ về những "cấm kỵ" những giới hạn trong việc giao tiếp giữa hai phái, kể cả với anh em, con cái, bố mẹ?

Cho câu hỏi: "Em phải làm gì, phải cư xử như nào và phải đối mặt với chuyện này ra sao? Em cần phải làm gì để có thể bù đắp, chỉ bảo và đồng hành cùng các bé trong thời gian tới?" - Hãy tập cho con ngủ riêng, tắm riêng, có tủ quần áo riêng … Cần tập cho con biết cách cư xử đúng với giới tính của mình, giúp con có những hiểu biết về chức năng của các bộ phận sinh dục.

Bố mẹ hãy nói chuyện một cách thẳng thắn, không quanh co, hay lấp lửng bởi nó dễ khiến trẻ có những nhận thức sai lầm. Khi trẻ mắc lỗi, bố mẹ cũng không nên quá "quan trọng hóa","bi thảm hóa" vấn đề khiến trẻ cảm thấy lo lắng, căng thẳng vì đã vi phạm một tội tầy trời. Thay vào đó,  hãy xem đó là bài học. Trẻ cần được hiểu việc này một cách thấu đáo để có những hành vi phù hợp hơn sau này trong cuộc sống.

Theo Pháp luật và bạn đọc


Trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.