- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học năm 2025
Theo Bộ GD&ĐT, năm 2025, tuyển sinh đại học sẽ không còn xét tuyển sớm. Các phương thức đều được đăng ký và xử lý trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ.
Sáng 5-1, tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, hơn 10.000 học sinh từ hơn 120 trường THPT và hơn 40 trường ĐH - cao đẳng trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tham dự Ngày hội tuyển sinh năm 2025.
Bỏ xét tuyển sớm
Chia sẻ tại tọa đàm Công tác hướng nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2025, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết hiện Bộ GD&ĐT vẫn đang lấy ý kiến cho Dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2025. Nhìn chung, kế hoạch tuyển sinh vẫn giữ ổn định nhưng sẽ có những điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Tuy nhiên, do kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có thay đổi với các môn tự chọn theo chương trình giáo dục phổ thông mới nên tuyển sinh ĐH cũng có thay đổi. Theo kế hoạch, năm 2025, Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức đợt xét tuyển chung trên hệ thống tuyển sinh, thí sinh vẫn được không giới hạn nguyện vọng xét tuyển và thí sinh chỉ trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy thông tin về việc bỏ xét tuyển sớm
Thông tin về những dự kiến thay đổi năm nay, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết dự kiến sẽ không còn khái niệm xét tuyển sớm. Lí do, những mùa tuyển sinh trước, học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp 12 phải vất vả nộp hồ sơ hàng chục trường, không yên tâm học tập, việc này gây tốn kém, vất vả cho cả thí sinh và các cơ sở đào tạo. Thực tế, không phải em nào cũng theo học để có các chứng chỉ quốc tế, thi các kỳ thi đánh giá năng lực… nên xét tuyển sớm sẽ mất công bằng với thí sinh.
Trong khi đó, Bộ GD&ĐT đã có một hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung với đầy đủ cơ sở dữ liệu, quy trình trực tuyến hoàn toàn thuận lợi cho thí sinh và các trường. Thí sinh xét tuyển phương thức nào cũng được đăng ký lên hệ thống để xử lý. Các thí sinh có điểm chứng chỉ quốc tế, đánh giá năng lực, đánh giá tư duy hay xét học bạ... không bị ảnh hưởng.
Còn những em thực sự giỏi và tài năng, đạt nhiều giải quốc gia và quốc tế, Bộ GD&ĐT sẽ có chính sách tuyển thẳng để các em chủ động chọn con đường học tập phù hợp nhất.
Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại ngày hội. Ảnh: LT
Không phân bổ chỉ tiêu cho từng phương thức
Một sửa đổi đáng chú ý nữa của dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh lần này là sẽ không còn phân bổ chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh. Thay vào đó, hệ thống sẽ xét tuyển theo kết quả từ cao đến thấp ở tất cả phương thức.
Để làm như vậy, Bộ GD&ĐT yêu cầu điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.
PGS.TS Thu Thủy lý giải, những năm qua, hầu hết cơ sở đào tạo phân bổ chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển, thậm chí cho từng tổ hợp môn xét tuyển. Từ đó, áp dụng các tiêu chí xét tuyển để tính điểm xét của thí sinh và xác định điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp cho tới hết chỉ tiêu của từng phương thức, tổ hợp môn xét tuyển của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.
Tuy nhiên, cũng từ đây xuất hiện những vấn đề như chênh lệch điểm trúng tuyển một cách bất hợp lý giữa các phương thức, tổ hợp môn xét tuyển, đồng thời đẩy điểm chuẩn của phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT lên rất cao do chỉ tiêu dành cho phương thức này không còn nhiều. Điều này gây bất công bằng về cơ hội cho những thí sinh không có điều kiện tiếp cận nhiều phương thức xét tuyển.
Điểm mới thứ ba, theo PGS.TS Thu Thủy, đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập (học bạ), kết quả thi theo từng môn, Bộ GD&ĐT yêu cầu tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo. Trong đó, phải có môn Toán hoặc Ngữ văn với trọng số đánh giá chiếm ít nhất 1/3 tổng điểm.
Trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh. Vì ở những năm trước, khi chỉ mới đầu năm lớp 12, thí sinh đã ồ ạt chạy hết trường này đến trường khác để xét tuyển học bạ và trúng tuyển sớm. Điều này làm các em xao nhãng việc học tập và ảnh hưởng đến thi tốt nghiệp THPT.
Theo PLO
-
Giáo dục37 phút trướcThông tư 29/2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định rõ những trường hợp giáo viên được phép dạy thêm trong nhà trường.
-
Giáo dục1 giờ trướcXuất phát điểm từ công việc giao đồ ăn, Lôi Hải Vi đã đánh bại một thạc sĩ văn học từ Đại học Bắc Kinh trong một cuộc thi thơ uy tín cấp quốc gia và trở thành giáo viên mà không cần bằng đại học.
-
Giáo dục2 giờ trướcTiến sĩ Nguyễn Trà Giang bị Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM tạm đình chỉ chức vụ Viện trưởng Viện khoa học và quản lý thể dục thể thao để xác minh tố cáo.
-
Giáo dục2 giờ trướcGiám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã lên tiếng về thông tin hàng nghìn giáo viên ở Hà Nội nguy cơ mất thưởng Tết.
-
Giáo dục19 giờ trướcÔng Đoàn Hữu Khuê vừa bị cách chức hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) do bỏ nhiệm sở nhiều ngày sau khi bị đình chỉ công tác.
-
Giáo dục19 giờ trướcĐể chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm diễn ra trong suốt thời gian qua, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư mới.
-
Giáo dục22 giờ trướcBên cạnh việc dạy chính khóa và dạy thêm trong nhà trường, nhiều giáo viên còn tham gia dạy thêm bên ngoài để tăng thêm thu nhập.
-
Giáo dục22 giờ trướcLựa chọn ngành học mang về mức lương cao trong tương lai là điều mà bạn trẻ nào cũng mong muốn.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệc một trường THCS yêu cầu tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ từ đại học danh tiếng nhưng không cần bằng sư phạm đã gây ra tranh luận tại Trung Quốc.
-
1 ngày trước
-
Giáo dục1 ngày trướcThanh tra tỉnh phát hiện Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang giả mạo chứng từ, lập hồ sơ khống, thu chi sai gần 20 tỷ đồng, kiến nghị chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu phạm tội sang cơ quan điều tra.
-
Giáo dục1 ngày trước"Trong buổi giáo dục kỹ năng sống, nhiều bạn xúc động khóc ròng. Bản thân con tôi tối hôm ấy về cũng ôm mẹ, nói thương mẹ và hứa chăm chỉ học hành hơn. Tuy nhiên, con chỉ thay đổi được khoảng 1 tuần...".
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ GD&ĐT vừa phát đi thông tin cảnh báo giả mạo con dấu và chữ ký lãnh đạo Bộ GD&ĐT để lừa đảo học bổng Đại học Bách khoa Hà Nội.
-
Giáo dục2 ngày trướcLựa chọn ngành học phù hợp với bản thân cũng như xu thế xã hội là điều luôn được các bạn trẻ theo học khối A quan tâm.
-
Giáo dục3 ngày trướcNăm 2025, Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ dừng sử dụng một số tổ hợp khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.