Cô giáo ra bài tập vẽ CON TÔM, ông bố cao tay nghĩ ngay ra 1 chiêu "đối phó", dân tình cười chảy nước mắt: Xứng đáng đưa vào SGK

Bố không có năng khiếu Mỹ thuật nhưng được cái... lươn lẹo, thôi thì dùng tạm nhé con gái.

Một bức ảnh bỗng dưng "viral" trên khắp các mặt trận mạng xã hội vì quá bá đạo. Trong ảnh, một ông bố đang cầm con tôm được xiên trên chiếc đũa nhỏ. Dưới ánh đèn, bóng của con tôm hắt xuống trang giấy trắng rõ mồn một. Và đó là cách ông bố chiêu trò này giúp con làm bài tập Mỹ thuật.

Cô giáo ra bài tập vẽ CON TÔM, ông bố cao tay nghĩ ngay ra 1 chiêu đối phó, dân tình cười chảy nước mắt: Xứng đáng đưa vào SGK-1

Bức ảnh bỗng dưng "viral" trên khắp các mặt trận mạng xã hội vì quá bá đạo.

Cách làm vốn đã hài hước mà ánh mắt liếc xéo có vẻ nghi ngờ của ông bố càng khiến dân tình cười đau ruột. Đúng là cái khó ló cái khôn, chiêu này cô giáo cũng không thể ngờ được. 

Khỏi phải nói bức ảnh gây sốt đến mức nào. Hàng trăm bình luận đều bày tỏ sự bái phục trước ý tưởng thông minh không đụng hàng của phụ huynh: "Ông bố này cao tay phết"; "Vừa ngon vừa đẹp, bố tuyệt vời"; "Vẽ xong hai bố con ăn chung nhau con tôm thì càng giỏi"; "Chơi với bố đúng con thông mình lên một bậc thật. Nể". Có người còn"vặn" lại: "Đề ra vẽ hổ thì sao nhỉ?"; "Sai rồi, bày con cách copy, học mỹ thuật không ai dạy vậy"... 

Có nên làm giúp bài tập về nhà cho trẻ?

Cả người lớn và trẻ em đều hy vọng rằng bài tập mà con mình làm là xuất sắc, được giáo viên khen ngợi và các bạn cùng lớp ghen tị. Nhưng là cha mẹ phải cần nhớ rằng nên giúp con cái thiết lập một quá trình "xuất sắc" hơn là đạt được một kết quả "xuất sắc".

Một cuộc khảo sát về số liệu liên quan cho thấy hơn 50% phụ huynh đã từng làm giùm bài tập của con em mình, nguyên nhân là do họ sợ để lại ấn tượng xấu với giáo viên. Mặt khác, nguyên nhân nữa là do sợ con học không tốt và không nhận được lời khen từ giáo viên ở trường, điều này sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của con.

Trên thực tế, mục đích của việc làm bài tập về nhà ở trường mẫu giáo là để tạo cơ hội tương tác giữa cha mẹ - con cái. Nếu bạn có thể thể hiện được quá trình tương tác ấy với giáo viên thì ngay cả khi khả năng của trẻ không thể hoàn thành tốt bài tập về nhà, giáo viên sẽ cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ với trẻ.

Cô giáo ra bài tập vẽ CON TÔM, ông bố cao tay nghĩ ngay ra 1 chiêu đối phó, dân tình cười chảy nước mắt: Xứng đáng đưa vào SGK-2

Cha mẹ nên học cách buông bỏ, không phải làm để con xếp loại giỏi mà chỉ có thể giúp con bằng cách chuẩn bị nguyên vật liệu sơ bộ, hiểu rõ các bước thực hiện, khuyến khích con nhiệt tình tham gia và tự làm.

Một ông bố chia sẻ: Mỗi khi cùng con gái làm bài tập về nhà các môn thủ công, ông sẽ đặt một thẻ nhỏ vào bài tập để chia sẻ những ý tưởng sáng tạo của con gái mình hoặc những mẩu tin nhỏ về việc hoàn thành bài tập.

Mục đích của tấm thiệp nhỏ là để cô giáo thấy được quá trình con gái mình nỗ lực hoàn thành bài tập, đồng thời cũng thấy được sự tận tâm của bố mẹ. Anh đã không ít lần nhận được sự khen ngợi từ cô giáo và những phụ huynh khác.

Cha mẹ nên học cách buông bỏ, không phải làm để con xếp loại giỏi mà chỉ có thể giúp con bằng cách chuẩn bị nguyên vật liệu sơ bộ, hiểu rõ các bước thực hiện, khuyến khích con nhiệt tình tham gia và tự làm. Tóm lại, đối với bài tập về nhà của con, quá trình quan trọng hơn kết quả. Hỗ trợ con và làm mẫu cho con về cách học là việc rất quan trọng, nhưng cha mẹ cần lưu ý đến giới hạn của việc giúp con để không làm mất cơ hội cho con tự học, tự khám phá.

Theo Nhịp sống Việt


bài tập


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.