Cử nhân đi giúp việc, phụ hồ: Thức tỉnh “ảo mộng” bằng cấp!

Bằng đại học không phải là “tấm lệnh bài” để đổi đời. Cử nhân gác bằng đi giúp việc, phụ hồ, bảo vệ… chính là lời cảnh tỉnh cho sự mù quáng, bất chấp vào bằng được đại học của không ít bạn trẻ.

Bằng đại học không phải là “tấm lệnh bài” để đổi đời. Cử nhân gác bằng đi giúp việc, phụ hồ, bảo vệ… chính là lời cảnh tỉnh cho sự mù quáng, bất chấp vào bằng được đại học của không ít bạn trẻ.

Có bằng cấp cao nhưng lại khó kiếm việc, một điều tưởng như nghịch lý nhưng lại rất hợp lý đang diễn ra nhiều năm gần đây. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như chênh lệch về cung cầu trên thị trường lao động, cử nhân ra trường không đáp ứng được yêu cầu. Thêm một thực tế, các doanh nghiệp đã có những bước tiến trong tuyển dụng, chú trọng đến khả năng, tay nghề nhiều hơn là quan tâm đến tấm bằng.

Đôi khi người có bằng cấp thất nghiệp chính vì áp lực… tấm bằng. Việc thấp thì chê, cao thì với không tới. Tự tháo gỡ cho mình, để kiếm sống không ít cử nhân đành phải gác bằng đi làm những công việc phổ thông một cách chật vật. Đây là “bước đường” mà chính những cử nhân cũng không ngờ được khi họ đã có bằng đại học, có khi được đánh đổi bởi nhiều công sức, tiền bạc. Mọi thứ nằm ngoài dự tính và kỳ vọng kéo theo những thất vọng, bế tắc cho không ít người.

Học trò đã cân nhắc hơn trong việc chọn ngành nghề tương lai thay vì bất chấp vào đại học để rồi thất nghiệp (Ảnh: Hoài Nam)
Học trò đã cân nhắc hơn trong việc chọn ngành nghề tương lai thay vì bất chấp vào đại học để rồi thất nghiệp (Ảnh: Hoài Nam)

Con đường “vỡ mộng” đó làm mục tiêu cuộc đời của rất nhiều cô cậu học trò. Mục tiêu đó nhiều khi còn “đeo” thêm áp lực đổi đời của gia đình và cả dòng họ. Đến nỗi, miễn sao vào ĐH, nhiều em còn không biết ước mơ của mình, học đến mức phát điên hoặc cho rằng cuộc đời chấm hết khi trượt ĐH. Các em gánh hệ quả của một xã hội trọng bằng cấp, nặng quan niêm học cao sẽ đổi đời.

Không ai bài trừ mong muốn vào ĐH của người trẻ. Nhưng bước đi mà nhắm mắt nhắm mũi, việc vào ĐH của không ít người lạc lối ngay từ đầu. Theo TS Trần Đình Lý (Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nông lâm TPHCM), có thực trạng nhiều học sinh vào ĐH chỉ với mục đích có một chỗ ở giảng đường chứ không phải là để theo đuổi một ngành nghề.

Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động đầu năm 2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước có hơn 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp. Trong đó nhóm người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất với trên 200.000 người chưa có việc làm.

Cử nhân, có cả thạc sĩ không có việc làm, phải gác bằng đi học trung cấp, học nghề hoặc “bon chen” công việc lao động của phổ thông chính là sự “cảnh tỉnh” cho khát khao mù quáng vào ĐH. Quan niệm có bằng đại học là… sướng đã không còn phù hợp khi xã hội ngày sẽ càng đòi hỏi khả năng thật.

Theo khảo sát ban đầu của nhiều địa phương trong cả nước, năm nay tỷ lệ học sinh đăng ký kỳ thi THPT quốc gia chỉ để xét tốt nghiệp tăng cao hơn năm trước, có nơi lên đến 50 - 70% học sinh thi để xét tốt nghiệp. Chưa thể nói thông tin này nên buồn hay vui nhưng thực tế cử nhân ra trường thất nghiệp chí ít đã giúp em học sinh nhận ra rằng cuộc đời chẳng thể “cậy” vào một tấm bằng mà cần tìm cho mình lối đi thực tế hơn. Nhiều em đã biết cân nhắc, đo lường khả năng bản thân và yêu cầu của xã hội, có trách nhiệm hơn khi chọn ngành nghề chứ không còn lao theo ảo mộng bằng cấp.

Điều này đặt ra yêu cầu cho hệ thống các trường đào tạo ngành nghề cần hoàn thiện, nâng cao chất lượng để không phụ niềm tin của các bạn trẻ. Cũng như đầu ra, các doanh nghiệp cần chú trọng đến năng lực làm việc của nhân sự trong tuyển dụng. Có như vậy chúng ta mới hy vọng mỗi người được học hành, đào tạo tự đặt mình đúng chỗ không lẫn lộn "thầy thầy thợ thợ".

Theo Dân Trí


cử nhân nghèo

việc làm

thất nghiệp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.