Cử nhân cũng thất nghiệp, có nên bỏ học làm giàu?

Từ câu chuyện thành công của những người trẻ bỏ học kiếm hàng chục triệu, thậm chí trăm triệu mỗi tháng, nhiều bạn trẻ nuôi ý định học theo. Thế nhưng có phải cứ bỏ học là giàu?

Từ câu chuyện thành công của những người trẻ bỏ học kiếm hàng chục triệu, thậm chí trăm triệu mỗi tháng, nhiều bạn trẻ nuôi ý định học theo. Thế nhưng có phải cứ bỏ học là giàu?

Câu chuyện về CEO công ty Lozi Việt Nam Nguyễn Hoàng Trung (23 tuổi) bỏ dở ĐH năm 2 để phát triển ứng dụng di động cung cấp giải pháp tìm kiếm món ăn ngon, hàng quán hay mới đây là cô gái Nguyễn Hà Linh, không một tấm bằng ĐH trên tay vẫn trở thành 'cô chủ nhỏ của một hệ thống lớn' tại Việt Nam với chuỗi cửa hàng cà phê đều là những nhân vật thành đạt gây sốt trong giới trẻ.

Lại một lần nữa, chuyện về một sinh viên chấp nhận bỏ học để theo đuổi niềm đam mê kinh doanh làm giàu trở thành vấn đề ngưỡng mộ gây ra nhiều tranh luận trái chiều. Đây có phải là con đường thành công duy nhất đối với sinh viên trong thời buổi đầu ra xin việc sau đại học ngày càng khó khăn?

Bỏ học để làm giàu Ước mơ có thật với tùy từng người

CEO Lozi Nguyễn Hoàng Trung và chủ hệ thông Cộng cà phê Nguyễn Hà Linh.

Họ thành công vì họ cá biệt, không phải vì bỏ học

Theo một thống kê, trong số 30 triệu người bỏ học ở Mỹ, tỷ lệ người thất nghiệp, sống trong nợ nần cao hơn hẳn so với những sinh viên tốt nghiệp. Theo The Atlantic, 34 triệu người Mỹ trên 25 tuổi từng học ĐH nhưng không lấy được bằng, tương đương cả bang California, 71% số này có khả năng thất nghiệp hoặc vỡ nợ cao gấp 4 lần người có bằng.

Rõ ràng, số liệu thống kê này phản ánh rất rõ tương lai khó khăn và mờ mịt của nhóm người không tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, điều này có vẻ mâu thuẫn khi trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ mà Forbes công bố năm 2014, có tới 63 người không có bằng ĐH. Tính trung bình, họ có tài sản 9,4 tỷ USD, cao gần gấp 3 những người có bằng tiến sĩ.

Những tên tuổi tiêu biểu như Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Micheal Dell đã khiến nhiều người cho rằng 'bỏ học để khởi nghiệp' chính là đường tắt dẫn đến thành công, noi gương, mơ mộng 'Tôi có thể làm cái gì đây? Còn hi vọng cho tôi không?' và lấy đó làm minh chứng cho suy nghĩ 'không học cũng có thể thành công'.

Bỏ học để làm giàu Ước mơ có thật với tùy từng người

Mark Zuckerberg, Steve Jobs, Bill Gates (ảnh từ trái qua).

Quả thật, chúng ta đã bỏ qua chi tiết quan trọng rằng, những người bỏ học và thành công kể trên, đều là những cá nhân rất xuất sắc. Bill Gates từng khuyên các sinh viên 'Cứ tiếp tục đi học' khi họ hỏi xem có nên quyết định bỏ học để làm giàu như ông hay không? Nhiều người nói ông đã chỉ sai hướng, muốn họ mãi ở thế giới làm công, nhưng họ không nghĩ tới cách mà ông học, chỉ 4 -5% số người trong xã hội làm được.

Những con người nhiệt huyết làm giàu phải có 'tố chất' để chịu khổ, chấp nhận trả giá cho việc mình làm. Họ học gấp 100 lần những sinh viên chỉ biết chăm chỉ, miệt mài trên giảng đường. Họ bỏ học ĐH để đọc 3.000 quyển sách về mọi lĩnh vực, tích lũy kiến thức mà những người kinh doanh, làm chủ, làm giàu cần phải có như: học quản lý, kinh doanh, thuyết trình, học kêu gọi đầu tư, học ngoại giao, ngoại ngữ; trao dồi kỹ năng diễn giả, lập dự án, làm việc 16 - 18 giờ/ngày.

Thành công mà những tỷ phú có được, không đơn giản do họ không đi học, mà chính vì họ có khối óc biết lập trình cho bước tiến của mình, không ngại thất bại và không bao giờ bỏ cuộc.

'Bỏ học để làm giàu' - Đừng mắc sai lầm

Chúng ta bằng nhiều cách cố gắng học và chịu đựng những gì sẽ có lợi cho mình, cố thiết lập các mối quan hệ để có thể giúp đỡ mình khi vấp ngã, không dám chấp nhận thách thức. Mà nhất là trong tình trạng việc làm báo động như Việt Nam hiện nay, có bằng cấp lớn vẫn thất nghiệp, thì cách học nhàn rỗi hay đánh liều bỏ học, có chắc giúp bạn thành công?

Chi Mai (sinh viên năm 2, trường ĐH KHXH&NV) chia sẻ: 'Mình thấy bình thường khi các bạn trẻ có ý định bỏ học để làm giàu, nhưng mình hơi nghi ngờ, vì những ai thực sự giỏi mới dám nghĩ dám làm. Mình cũng có tư tưởng bỏ học để theo đuổi lý tưởng của bản thân, nhưng hiện tại mình chưa thực sự tìm được hướng phát triển nên chưa thực hiện được'.

Chi Mai tâm sự thêm: 'Mình thấy thời gian học đại học khá lãng phí, không giúp ích nhiều cho mình. Tuy nhiên, phải cân nhắc kỹ khi chấp nhận bỏ học vì nếu gặp phải rủi ro sẽ vừa mất học vừa thất nghiệp'. Theo Mai, bạn không quá coi trọng bằng cấp Đại học, nhưng nó là thứ để khẳng định học thức bản thân với mọi người, không có thì lại không được.

Thống kê về thị trường lao động Việt Nam quý 3/2015 cho thấy, có 225.500 người có trình độ ĐH thất nghiệp ở Việt Nam. Các bạn bắt đầu ĐH mà không biết mình sẽ làm việc thế nào, không biết mình muốn gì, đâu là thế mạnh của mình, và thiếu kỹ năng cần cho môi trường làm việc. Đây chính là những lý do khiến nguồn nhân lực trẻ của Việt Nam, có bằng cấp nhưng không có việc làm.

Bỏ học để làm giàu Ước mơ có thật với tùy từng người

Chi Mai và Trung Hiếu đều quan niệm, đừng chỉ chú trọng tấm bằng, hãy quan tâm thành tựu bản thân đạt được trong suốt quá trình học tập.

Trung Hiếu (sinh viên năm 3, trường ĐH Huflit) cho rằng, các bạn trẻ lấy sự nghiệp của những người tỷ phú bỏ học làm giàu để noi theo thực sự hơi ảo vọng, vì chưa chắc phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân. 'Mình rất ngưỡng mộ những bạn dám bỏ học mà làm giàu thành công, vì hiếm ai làm được, nhưng mình vẫn coi trọng việc có tấm bằng đạị học hơn. Không phải ai cứ bỏ học là thành công, còn tùy ngành nghề nữa, riêng ngành của mình sẽ không thể tìm được việc làm nếu CV không có bằng cấp gì, nên mình chưa bao giờ có ý định liều lĩnh này'.

Trong thống kê học vấn của 400 người giàu nhất nước Mỹ có 301 tỷ phú có bằng đại học, cao học hoặc là tiến sĩ. Điều này rõ ràng cho thấy, số người 'bỏ học thành danh' thực tế chỉ đếm trên đầu ngón tay, học thức vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành đạt của con người.

Việc học đại học, ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, sinh viên đều phải tự nghiên cứu, tự học, rèn luyện khả năng tư duy và làm việc độc lập. Thành đạt hay không, mấu chốt nằm ở cách bạn sử dụng nguồn thời gian tri thức quý giá ở đại học để tích lũy cho bản thân cái gì.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.