Có nên bỏ học 1 năm để lựa chon trường đại học đúng đắn?

Chỉ còn hơn tuần nữa là hàng triệu thí sinh cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, cao đẳng năm 2015. Đến nay, vẫn còn không ít thí sinh băn khoăn nên đăng ký học nghề gì?

Chỉ còn hơn tuần nữa là hàng triệu thí sinh cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, cao đẳng năm 2015. Đến nay, vẫn còn không ít thí sinh băn khoăn nên đăng ký học nghề gì?

Đại học không phải tấm vé duy nhất vào đời

Chọn nghề vì dễ xin việc

Khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, nhiều bạn trẻ bắt đầu đặt cho mình câu hỏi mình thực sự yêu thích nghề gì, nghề đó có thực sự phù hợp với mình hay không, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường như thế nào… Nhưng không phải tất cả các bạn có được câu trả lời thoả đáng.

Nhiều bạn cho đến sát ngày nộp hồ sơ cũng chưa quyết định được mình sẽ theo đuổi nghề nghiệp nào, trong khi có bạn lại có quá nhiều lựa chọn và không thể quyết định được một lựa chọn nào tối ưu. Và trong tình huống gấp gáp đó, việc lựa chọn nghề nghiệp của các bạn học sinh rất dễ dẫn tới những sai lầm.

TS tâm lý Phạm Mạnh Hà, giảng viên Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, người thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp đã chỉ ra những sai lầm thường gặp ở các bạn học sinh khi lựa chọn nghề nghiệp.

Đó là khi các bạn nộp đơn xét tuyển vào một trường được cho là “hot” có thu nhập cao và dễ xin việc. Theo TS Hà đó là 2 tiêu chí để các em học sinh lấy làm căn cứ cho việc chọn nghề. Điều này không sai nhưng nó lại khiến các bạn quên mất chúng ta chỉ có thể kiếm được việc làm và được trả lương cao khi chúng ta đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của nhà quản lí cả viền kiến thức, kĩ năng và thái độ.

“Hơn nữa, khi các bạn bắt tay vào công việc lúc đó bạn mới nhận thấy ngoài tiền bạc bạn còn mong đợi một cơ hội để mình phát huy năng lực, có một môi trường làm việc thân thiện, phù hợp với tích cách của mình. Một lời khuyên cho bạn là khi chọn nghề hãy đặt ra 5 hay 6 yếu tố cần thoả mãn nhất thiết không hẳn cứ là tiền bạc hay cơ hội việc làm”- TS Hà nhấn mạnh.

Trong khi đại bộ phận học sinh chọn nghề theo học dựa trên tiêu chí thu nhập thì không ít bạn lại cho rằng học đại học dễ xin việc hơn trung cấp, cao đẳng. Tuy nhiên, trên thực tế hàng năm chúng ta có hàng ngàn sinh viên ra trường thất nghiệp. Nhiều cử nhân chấp nhận giấu bằng đại học xin làm công nhân.

Trong khi đó, nhiều bạn sinh viên học các ngành như điện, hàn, nguội… tại các trường trung cấp, khi tốt nghiệp ra trường đã được các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhận về làm việc với thu nhập ổn định. “Vì thế nếu nghĩ đơn giản rằng học đại học sẽ dễ xin việc hơn học trung cấp, cao đẳng thì đó là một sai lầm”- TS Hà nói.

Tự kiếm sống một năm rồi quyết định…

Một số chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghề cho rằng, mỗi người đều có sở trường, sở đoản, tính cách, năng lực và sở thích khác nhau vì thế nghề này mang lại sự nghiệp cho người này nhưng chưa chắc đã mang đến thành công cho người kia.

Ở nhiều gia đình, bố mẹ thường hay định hướng thậm chí bắt buộc con cái phải đi theo con đường nghề nghiệp mà bố mẹ đã có nhiều thành công. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, truyền thống nghề nghiệp gia đình là một nhân tố quan trọng để học sinh phát triển sự nghiệp của mình. Nhưng sẽ là sai lầm nếu bản thân các em cố tình lựa chọn theo nghề của bố mẹ, người thân mà không tính tới sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú của mình với các yêu cầu của nghề nghiệp. Vì thế, đừng nên suy nghĩ nên học đại học hay học đại.

Cũng có trường hợp chọn nghề nhưng không hiểu hết các công việc của nghề. TS Hà kể, giống như một cô cháu có mẹ hay phải đi viện, cháu thấy bác sĩ và y tá dễ kiếm tiền nên cũng mơ ước một ngày kia được làm nghề đó. Học lực chỉ ở mức trung bình nên, cháu chọn học cao đẳng y tế, chuyên ngành điều dưỡng. Đến năm học thứ 2, sau khi phải đi bệnh viện, phải chăm sóc cho người bệnh, phải thức đêm… cô tỏ ra chán nản và muốn… bỏ học.

Trước những sai lầm không đáng có này, Huy Hoàng, cựu du học sinh Nhật, hiện đang làm việc tại Pháp khuyên, nếu các em chưa thực sự xác định được mình thích học gì, thích đeo đuổi một nghề nghiệp nào thì hãy thi THPT, chỉ cần lấy điểm tốt nghiệp, sau đó từ chối bao cấp của bố mẹ, đi đâu đó hoặc đi làm gì đó một năm, làm gì cũng được, miễn là lương thiện. Rồi sau một năm các em sẽ có câu trả lời.

Đưa ra dẫn chứng cho điều này, Huy Hoàng phân tích “Ở trường mới dạy cho các em thế nào là tích phân, thế nào là đạo hàm, và các định lý khoa học. Còn cuộc sống 1 năm tự lập sẽ dạy cho em thế nào là vất vả, mồ hôi có vị gì, thuyết tương đối của đồng tiền và quan trọng nhất, thế nào là cuộc sống độc lập.

Rõ ràng, cùng là 50.000 đồng, nhưng của bố mẹ đưa thì quá bé, tiêu vèo cái hết khỏi cần nghĩ, nhưng nếu đó là đồng tiền các em tự kiếm được sẽ thấy nó cực to đó là lý do để các em trước khi tiêu phải cân nhắc. Điều ấy, ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, các em thực sự … muốn gì. Chỉ khi con người ta biết thực sự mình cần gì, muốn gì thì khi ấy mới có khát vọng, đam mê để đạt được mục đích”- Huy Hoàng chia sẻ.

Theo Ngô Châu Anh/Infonet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.