"Ét ô ét" nam sinh làm bài so sánh Vợ Nhặt - nhặt vợ có gì khác nhau, đọc xong câu trả lời mà "tỉnh cả người"

Nam sinh đã có màn làm bài tập Văn học chẳng giống ai.

Các ví dụ hài hước, dễ hiểu luôn để lại ấn tượng trong mỗi buổi học. Đặc biệt là môn Ngữ Văn đầy những câu chuyện, tác phẩm văn học, việc so sánh thực tế, minh họa hài hước sẽ giúp bài học trở nên thú vị, trở thành chủ đề bàn luận xôn xao của cả tiết học. Như cách so sánh của cậu học trò dưới đây, đọc xong bạn sẽ thấy Văn học thú vị cỡ nào.

Được biết, trong giờ Ngữ văn và tìm hiểu về tác phẩm Vợ nhặt, một cậu học sinh lớp 12 được thầy giáo gọi lên bảng kêu so sánh giữa tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và hai chữ nhặt vợ, nhìn cách so sánh mà ai cũng phải khâm phục với trí tưởng tưởng của cậu học trò.

Ét ô ét nam sinh làm bài so sánh Vợ Nhặt - nhặt vợ có gì khác nhau, đọc xong câu trả lời mà tỉnh cả người-1

Lý giải giống nhau và khác nhau siêu hợp lý giữa 2 từ Vợ Nhặt và nhặt vợ

Nam sinh này được yêu cầu so sánh tên tác phẩm "Vợ Nhặt" có gì khác so với từ "nhặt vợ". Cậu bạn đã ghi điểm giống nhau "đều là vợ" và khác nhau là "nhặt được vợ".

Giáo viên đưa ra ví dụ này để học trò hiểu rằng: Tác giả đã cân nhắc và đặt tên tác phẩm như thế nào. "Vợ nhặt" có sự khác biệt ý nghĩa văn học với "nhặt vợ".

Bất cứ học trò nào học cấp 3 cũng phải học qua tác phẩm "Vợ Nhặt". Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Tràng, một chàng trai nghèo. Người ta hỏi cưới vợ, nhưng Tràng ở đây lại là "nhặt vợ". Nhan đề đã thể hiện được sự khốn cùng của hoàn cảnh (thảm cảnh nạn đói năm 1945). Bên cạnh đó, nhan đề cũng bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống của nhân vật chính.

Nhiều dân học Văn đã bình luận về màn giải bài tập hài hước này:

-“Giống nhau là nhặt được vợ. Khác nhau ở chỗ 'Vợ nhặt' nhặt là danh từ thấy được giá trị của tình người khao khát hạnh phúc đôi bên. Còn 'Nhặt vợ' là động từ thấy mất giá trị của phụ nữ trong Tràng. Kiểu nhận vu vơ, ế quá nhận đại”.

-“Cả lớp cùng giải cứu cậu học trò ngay thôi”.

-“Hôm qua mình vừa học tác phẩm này, thầy giáo cũng hỏi câu thế này”.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/et-o-et-nam-sinh-lam-bai-so-sanh-vo-nhat-nhat-vo-co-gi-khac-nhau-doc-xong-cau-tra-loi-ma-tinh-ca-nguoi-162220703095417509.htm

bài văn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.