Gặp thí sinh Olympia bước vào Chung kết năm: Thi đấu không đối thủ, nói gì khi bị chê "mọt sách", chỉ biết học?

Sau 11 năm chờ đợi, cuối cùng nam sinh Olympia này đã mang cầu truyền hình về cho TP Hải Phòng.

Mới đây, nam thí sinh Vũ Bùi Đình Tùng (học sinh lớp 11 Toán trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng) đã xuất sắc giành được vòng nguyệt quế để trở thành 1 trong 4 thí sinh góp mặt vào trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm nay.

Đình Tùng cũng là chàng trai mang về cầu truyền hình cho Hải Phòng sau mòn mỏi 14 năm chờ đợi. Cậu bạn sở hữu cho mình các thành tích học tốt như:

- Danh hiệu "Học sinh 3 tốt" cấp thành phố

- Giải Nhất môn Toán bằng Tiếng Anh cấp thành phố

Gặp thí sinh Olympia bước vào Chung kết năm: Thi đấu không đối thủ, nói gì khi bị chê mọt sách, chỉ biết học?-1

Đình Tùng đạt nhiều thành tích cao khi đi học

Trong cuộc thi Đường Lên Đỉnh Olympia, Đình Tùng thể hiện phong thái thi đấu xuất sắc đến nỗi... không thể tìm được điểm chê.

Trong suốt 4 vòng thi, nam sinh lúc nào cũng dẫn đầu đoàn leo núi với số điểm cách biệt. Chung cuộc, Đình Tùng về nhất với 310 điểm, hơn người thứ hai lên đến 200 điểm! Do đó, không quá bất ngờ khi Đình Tùng được coi là gương mặt sáng giá cho chức Quán quân Olympia năm nay.

Chia sẻ về việc thi Olympia, 10x cho hay: "Mình thường đặt ra mục tiêu để chinh phục từng nấc thang của Olympia, với mỗi một kiến thức mới thì mình luôn tự tìm cách khám phá và tiếp cận với nó một cách thật toàn diện.

Bản thân mình luôn nhìn chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia như một cuộc thi kiến thức dành cho học sinh chứ không phải là tìm kiếm nhân tài học thuật. Bởi các thí sinh tham gia cuộc thi này cho dù có thắng cuộc hay chưa đạt được thành tích như mong đợi thì các bạn đều là những học sinh có năng lực và học rất giỏi".

Gặp thí sinh Olympia bước vào Chung kết năm: Thi đấu không đối thủ, nói gì khi bị chê mọt sách, chỉ biết học?-2

Anh chàng xuất sắc mang cầu truyền hình về cho Hải Phòng sau 11 năm chờ đợi

Đình Tùng có niềm đam mê đặc biệt với môn Toán và Lịch sử. Cậu tâm sự: "Là một học sinh chuyên Toán bên cạnh rèn luyện kĩ năng tư duy và kĩ năng phản xạ thì mình luôn muốn ứng dụng một cách có hệ thống vào các kiến thức xã hội. Điển hình môn lịch sử. Từ nhỏ mình đã luôn tìm đọc các bộ phim tài liệu, biên niên sử, nghe nhiều chuyện kể của các nhân chứng lịch sử để củng cố thêm kiến thức, từ đó giúp mình hiểu sâu sắc hơn về quá trình hình thành dựng nước và giữ nước và có thêm nhiều trải nghiệm thú vị về lịch sử văn hóa, dân tộc".

Theo Tùng, bên cạnh việc củng cố kiến thức từ những môn học bắt buộc hiện nay như ngoại ngữ, tin học thì việc học tập thêm lịch sử dân tộc sẽ làm đa dạng vốn sống và bồi đắp thêm lòng yêu nước và tự tôn dân tộc. 

10x cho hay: "Nhiều bạn GenZ hiện nay thường có suy nghĩ chỉ cần chăm chỉ học ngoại ngữ và tin học sẽ giúp phát triển tư duy cho bản thân, nhưng ít ai biết rằng văn hóa dân tộc chính là "kim chỉ nam" tạo nền tảng tốt, giúp cho người trẻ như mình có thể tự tin giới thiệu về những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta đến với thế giới. Từ đó khơi gợi lòng tự hào, đem văn hóa Việt Nam gần hơn với bạn bè năm châu".

Gặp thí sinh Olympia bước vào Chung kết năm: Thi đấu không đối thủ, nói gì khi bị chê mọt sách, chỉ biết học?-3

Gặp thí sinh Olympia bước vào Chung kết năm: Thi đấu không đối thủ, nói gì khi bị chê mọt sách, chỉ biết học?-4

Phong thái thi đấu ổn định, tự tin giúp Đình Tùng 

Đình Tùng cho biết bản thân không phải là "mọt sách" chính hiệu, cậu bạn luôn coi việc học tập của mình như là một mục tiêu để bản thân có thể chinh phục được: "Mình thường tìm tòi khám phá ở mỗi môn học có điểm gì thú vị để bản thân có thể học hỏi được, từ đó tìm ra cái hay để mình có thể tiếp cận nó dễ dàng và chính xác nhất".

Đồng thời, Đình Tùng cũng chia sẻ luôn bí kíp để có thể cân bằng thời gian giữa việc học và tham gia các hoạt động ngoại khóa trên trường bằng cách: "Mình luôn sắp xếp và dành riêng một khoảng thời gian nhất định trong ngày hoặc tận dụng những ngày cuối tuần, nghỉ lễ để thực hiện các chuyên đề, dự án ngoại khóa cùng các bạn. 

Việc học cũng quan trọng nhưng việc được trải nghiệm những kỹ năng sống cần thiết cũng cần thiết không kém nên mình luôn cố gắng trải nghiệm hết quãng thanh xuân trong cấp 3 của mình để không phải nuối tiếc điều gì".

Gặp thí sinh Olympia bước vào Chung kết năm: Thi đấu không đối thủ, nói gì khi bị chê mọt sách, chỉ biết học?-5

Gặp thí sinh Olympia bước vào Chung kết năm: Thi đấu không đối thủ, nói gì khi bị chê mọt sách, chỉ biết học?-6

Với quan điểm "người đi du học khi trở về sẽ khó có đất dụng võ ở Việt Nam và đâu là lý do níu chân một du học sinh ở lại sau khi du học xong", anh chàng chia sẻ: "Mình nhận thấy điều này còn phụ thuộc nhiều vào đặc thù của từng ngành nghề và đối với từng môi trường làm việc. 

Theo ý kiến cá nhân của mình thì có lẽ điều níu chân du học sinh ở lại xứ người là do sự tân tiến về khoa học công nghệ và một số lý do nào khác đó về chương trình học dẫn tới những gì du học sinh được học có phần chưa ứng dụng được tại Việt Nam. Trong tương lai thì mình chưa có ý định sẽ du học sau khi học THPT nên mình cũng không tìm hiểu quá nhiều về vấn đề này".

Đình Tùng ghi điểm trong mắt mọi người với nụ cười tự tin, rạng rỡ, luôn bình tĩnh trong mọi câu hỏi và tình huống đặt ra. Cùng đón chờ xem Đình Tùng sẽ có màn bứt phá nào trong trận chung kết năm sắp tới sẽ diễn ra vào ngày 2 tháng 10 năm 2022 nhé!

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/gap-thi-sinh-olympia-buoc-vao-chung-ket-nam-thi-dau-khong-doi-thu-noi-gi-khi-bi-che-mot-sach-chi-biet-hoc-162223003000224921.htm

Đường lên đỉnh Olympia


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.