- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giảng viên chấp nhận gian lận học thuật vì sợ mất việc
Giảng viên ở một số đại học hàng đầu Trung Quốc thừa nhận vì sợ mất việc nên không có lựa chọn nào khác ngoài cố tình gian lận học thuật.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Research Ethics, nhiều giảng viên thuộc đại học hàng đầu Trung Quốc thừa nhận bị ép hoặc được khuyến khích gian lận học thuật. Một số người cho rằng, đây là hệ quả của việc họ phải đăng nhiều bài trên tạp chí quốc tế để giúp nhà trường tăng vị trí xếp hạng.
Năm 2015, chính phủ Trung Quốc triển khai đề án Sáng kiến Song Nhất (Double First-Class Initiative) với mục đích xây dựng các đại học hàng đầu mang đẳng cấp thế giới. Theo đó, nhà nước sẽ rót vốn đầu tư vào những trường được chọn tham gia dự án, trong quá trình thực hiện nếu không đáp ứng yêu cầu sẽ bị loại.
Do đó sau thời gian dài thực hiện, một nhà Xã hội học của Đại học Hong Kong (Trung Quốc) quyết định thực hiện phỏng vấn sâu nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên và nghiên cứu sinh của các trường tham gia đề án. Trong đó, những người được phỏng vấn bao gồm một hiệu trưởng, các trưởng khoa và trưởng bộ môn.
Tham gia phỏng vấn, những người đứng đầu của một số đại học tham gia đề án thừa nhận, để không bị loại khỏi chương trình nhà trường cần nâng cao vị thế quốc tế. Bằng cách này, các nhà nghiên cứu ngày càng phải công bố nhiều bài báo trên tạp chí quốc tế được Scopus lập chỉ mục. Vì vậy, không ít trường xem việc xếp hạng là một ván cờ bắt buộc phải thắng.
Tiết lộ thêm, những người lãnh đạo cho biết, khi chỉ thị ở trên giao xuống, mỗi khoa sẽ đề ra lộ trình riêng yêu cầu giảng viên phải có bài đăng tạp chí. Thậm chí, việc này còn là điều kiện quan trọng để giúp họ nhanh được thăng hạng chức danh hoặc ở lại trường làm việc.
Do đó, để không bị đuổi việc, nhiều giảng viên thừa nhận đã vi phạm đạo đức học thuật. Một trưởng khoa thuộc đại học tham gia đề án Song Nhất cũng khẳng định: "Nếu giảng viên không đáp ứng tiêu chí, chúng tôi sẽ khuyên họ nghỉ việc càng sớm càng tốt".
Bất chấp những hành vi vi phạm đạo đức học thuật, nhiều giảng viên tiết lộ thường dùng dịch vụ viết thuê, chỉnh sửa số liệu, đạo văn hoặc lấy bài nghiên cứu của sinh viên nhưng không cho đứng tên chung.
Thậm chí, họ còn hối lộ biên tập viên để được đăng bài nhanh. Một giảng viên khác cho biết thêm, đã mua quyền truy cập vào một kho dữ liệu lớn. Mỗi lần làm bài chỉ cần vào đây thay đổi giả thuyết theo đề tài nghiên cứu.
Dù biết những hành vi trên là sai, một phó khoa vẫn nhấn mạnh đến tính ưu việt khi giảng viên có bài đăng tạp chí quốc tế. "Chúng ta không nên khắt khe và chú ý đến những hành vi gian lận học thuật, vì điều đó sẽ làm cản trở hiệu quả nghiên cứu của các giảng viên", người này nói.
Liên quan đến vấn đề này, một nhà nghiên cứu về chính sách liêm chính khoa học của Đại học Công nghệ Đại Liên (Trung Quốc) cho biết, đây không phải là bức tranh đúng toàn cảnh: "Nghiên cứu này đề cập đến những vấn đề tiêu cực đang tồn tại, khiến người đọc dễ hiểu nhầm việc cải cách hệ thống giáo dục đại học ở Trung Quốc có vai trò thúc đẩy hành vi gian lận nghiên cứu".
Người này tiếp tục nói thêm, khi triển khai đề án Song Nhất chính phủ Trung Quốc đã nhấn mạnh, việc xếp hạng các đại học được dựa trên tiêu chí đánh giá toàn diện, chứ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng bài đăng tạp chí quốc tế.
Do đó, những hành vi gian lận nghiên cứu không phải là kết quả của đề án này, mà đó là cái cớ để giảng viên bao biện cho những áp lực công việc hiện tại.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục17 phút trướcHàng loạt vấn đề về dạy thêm, học thêm vẫn tái diễn trong suốt thời gian qua và thu hút sự quan tâm của nhiều người.
-
Giáo dục2 giờ trướcĐể chấn chỉnh tình trạng dạy thêm và học thêm, Bộ GD&ĐT đang xây dựng, hoàn thiện dự thảo thông tư mới để thay thế thông tư cũ.
-
Giáo dục2 giờ trướcViệt Nam đặt mục tiêu nằm trong 4 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Á và trong 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á.
-
Giáo dục3 giờ trướcCác vụ việc gần đây tại nhiều trường quốc tế đã phơi bày những lỗ hổng trong công tác quản lý, khiến phụ huynh dù đầu tư số tiền lớn vẫn đối mặt với rủi ro tài chính và việc gián đoạn học tập của con em.
-
Giáo dục15 giờ trướcHơn 70 giáo viên tại TP Indore (Ấn Độ) bị phát hiện nộp bằng cấp giả để xin được việc trong một cuộc điều tra cách đây khoảng 3 năm nhưng tới nay họ vẫn chưa phải chịu hình thức xử lý nào.
-
Giáo dục18 giờ trướcTừng là cựu học sinh chuyên Tin, sau bén duyên trở thành thầy giáo tiếng Anh, Phùng Tiến Thành là một trong số ít người Việt đạt điểm IELTS tuyệt đối 9.0.
-
Giáo dục19 giờ trướcQuy định xe đưa đón học sinh, diện tích trường lớp, tham gia giao thông an toàn, kiểm định chất lượng giáo dục... là những chính sách mới hiệu lực từ tháng 1/2025.
-
Giáo dục20 giờ trướcNgười hướng ngoại thường được nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên vì họ năng động và giỏi giao tiếp với những người xung quanh.
-
Giáo dục23 giờ trướcNhiều chuyên gia cho rằng, cần quan tâm đến giáo dục thực chất hơn là việc lấy nước mắt học trò qua việc thao túng cảm xúc nhất thời trong những buổi diễn thuyết về kỹ năng sống.
-
Giáo dục1 ngày trướcCác trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM, ĐH Luật TPHCM và nhiều trường đại học khác công bố phương án tuyển sinh 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể đảm bảo an ninh - an toàn trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, hầu hết các trường học quyết định phân công giáo viên thay phiên túc trực trong khoảng thời gian này.
-
Giáo dục2 ngày trướcTại cuộc họp kiểm điểm, nữ giáo viên ở Vĩnh Long và người nhà đã dùng lời lẽ chỉ trích, bôi xấu giáo viên. Người nhà của nữ giáo viên này còn đánh 4 cô giáo, có người bị chảy máu mũi.
-
Giáo dục2 ngày trướcÔng Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, kỳ thi năm nay, thí sinh được chọn 2 môn để dự bài thi tự chọn do đó việc sắp xếp phòng thi sẽ phức tạp hơn tuy nhiên thí sinh sẽ chỉ dự thi tại một phòng cố định duy nhất trong suốt các buổi thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcNgành bán dẫn mang lại cơ hội việc làm lớn trong và ngoài nước hiện nay, mức lương có thể lên đến hơn 300 triệu đồng/năm, được nhiều công ty săn đón.