- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nở rộ "dịch vụ" học hộ, thi hộ
Không cần đến lớp, làm bài kiểm tra hay đi thi, chỉ cần bỏ một số tiền thì sinh viên sẽ được nhà cung cấp "dịch vụ" hỗ trợ trót lọt các môn học, "bao điểm đẹp"
Tưởng chừng như các hội, nhóm trên mạng xã hội có tên gọi tích cực, nhân văn như "hỗ trợ học tập", "học tập uy tín", "cùng nhau qua môn"… đang hỗ trợ sinh viên học tập đúng nghĩa, thế nhưng sự thật ẩn chứa trong đó là các hoạt động thiếu trung thực, gian lận trong giáo dục.
Sôi động giao dịch, không cần cọc
Đó là nơi sinh viên tìm kiếm người học hộ, thi hộ. Thậm chí, nhiều sinh viên còn thẳng thắn yêu cầu: "Tìm người học hộ lâu dài, uy tín". Từ đó, một "sàn giao dịch" bắt đầu được ngã giá từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng.
Chỉ cần lên mạng xã hội Facebook gõ cụm từ "hỗ trợ học tập" sẽ hiện ra hàng trăm nhóm công khai chuyên cung cấp dịch vụ học hộ, thi hộ. Điểm chung của các nhóm đều cam đoan là đơn vị hỗ trợ dịch vụ uy tín, trách nhiệm và giá rẻ nhất thị trường.
Giữa tháng 5, một tài khoản ẩn danh đăng bài viết vào nhóm công khai trên Facebook có gần 100.000 thành viên, nội dung: "Mình cần tìm 1 bạn nữ học giúp 1 môn đến hết học kỳ. Ib (nhắn tin) mình để báo giá luôn nha".
Ngày 18-5, tài khoản Nguyễn Tiến A. đăng tin tìm một người chép hộ bài kiểm tra, dài khoảng 4-6 mặt giấy, tiền công là 130.000 đồng. Chỉ cần làm xong và chụp ảnh gửi cho A. là được.
Cùng ngày, tài khoản Thủy T. đăng tin cần người thi hộ 3 môn: toán cao cấp, nguyên lý kế toán, kinh tế vi mô. Tiền thi hộ là 400.000 đồng/môn. Yêu cầu là nữ, không đặt cọc trước, T. sẽ thanh toán khi có điểm thi.
Một tài khoản khác tham gia với chế độ ẩn danh đăng bài cần tìm nữ học hộ lâu dài tại một trường đại học ở TP HCM.
Chỉ trong vòng vài phút đã có hàng chục bình luận "chào hàng". Tài khoản tên Hứa Huỳnh T. cho biết từng có kinh nghiệm học hộ, phí mỗi giờ là 30.000 đồng.
Chiều cùng ngày, một tài khoản ẩn danh tìm người kiểm tra lý thuyết môn xác suất thống kê. Chưa đầy 10 phút đăng tải, đã có hơn 10 "nhà cung cấp dịch vụ" vào bình luận.
"Ib mình nhé, không cần cọc", "không cọc, bao điểm nha bạn ơi", "không cọc, uy tín, bao check (kiểm tra) trang cá nhân chính chủ"… - người học hộ, thi hộ cam đoan.
Giá cả của các dịch vụ này dao động tùy theo nội quy trường cao đẳng, đại học khó hay dễ, thời gian học bao lâu, điểm danh đầu giờ hay cuối giờ; thi lý thuyết hay thực hành, thi trực tiếp hay online.
Sôi động các tin rao học hộ, thi hộ công khai trên các trang mạng
Công khai "dịch vụ" chuyên nghiệp
"Bạn đang cần đến trường cao đẳng, đại học nhưng đột nhiên công ty hay nơi bạn đang làm việc có việc cần bạn đột xuất, hoặc gia đình bạn có việc phải về quê, hay cần thời gian để giải quyết một việc gì đó, đi chơi với bạn bè… trong một buổi, vài buổi, trong khi giáo viên dặn nếu vắng quá số buổi quy định sẽ bị cấm thi và học lại, vậy phải làm thế nào? Đến với dịch vụ điểm danh hộ, viết bài hộ của dichvuthuctap.xxx, bạn hoàn toàn không còn phải lo lắng về vấn đề đó nữa, chúng tôi có đội ngũ sinh viên, cộng tác viên trên địa bàn TP HCM sẽ giải quyết được các vấn đề bạn đang lo lắng".
Đây là nội dung quảng cáo của một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ học hộ, thi hộ ở quận Gò Vấp, TP HCM được đăng công khai trên mạng. Trên bài đăng, đơn vị này còn niêm yết giá "dịch vụ" như sau: điểm danh hộ ở các trường đại học, cao đẳng nội thành là 150.000 đồng/3 giờ; điểm danh ở các trường đại học, cao đẳng tại ngoại thành là 200.000 đồng/3 giờ; điểm danh cho các buổi cao học và tại chức là 200.000 đồng/3 giờ; đối với các buổi có làm bài kiểm tra đột xuất tăng thêm 20.000 đồng. Ngoài ra, nếu cần nhân viên viết bài hộ, ghi chú lại nội dung buổi giảng của giáo viên thì phụ thu 70.000 đồng.
Sau mỗi buổi học, nhân viên sẽ gửi tin nhắn liên lạc qua Zalo, Facebook báo cáo mọi việc suôn sẽ để khách hàng yên tâm. Đối với khách hàng có thuê viết bài hộ, nhân viên sẽ gửi thêm tài liệu bằng file chụp hình, ghi âm lại lời giảng của giáo viên.
Lần theo các bài đăng, phóng viên tìm đến một số điện thoại hotline của đơn vị học hộ, thi hộ. Đơn vị khẳng định có thể cung cấp "dịch vụ" trọn gói "từ A đến Z", cộng tác viên trải dài khắp cả nước, hoàn toàn an toàn và chưa từng bị giáo viên phát hiện. Tuy nhiên, khi phóng viên ngỏ ý muốn gặp mặt trao đổi trực tiếp thì đơn vị nói chỉ làm việc online và nhận thanh toán sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Nhiều sinh viên cho biết "dịch vụ" này đã có từ lâu. Thời gian đầu xuất hiện tại các giảng đường lớn, đông sinh viên vì như vậy sẽ dễ dàng qua mắt giảng viên để điểm danh hộ. Thời gian gần đây "dịch vụ" này nở rộ với nhiều hình thức chuyên nghiệp hơn như làm bài thi, làm tiểu luận, báo cáo thực tập, đồ án kết thúc môn, chép bài hộ... Đối với những trường đại học có nội quy nghiêm ngặt, đơn vị cung cấp dịch vụ có thể làm giả thẻ sinh viên, CCCD để vào bãi giữ xe, vào phòng thi trót lọt.
Theo Người lao động
-
Giáo dục2 giờ trướcHiệu trưởng bị tố lập khống hồ sơ dạy tăng giờ, tăng tiết của giáo viên rồi yêu cầu họ chuyển lại tiền; tự ý bán cây xanh trong trường...
-
Giáo dục3 giờ trướcÔng Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, Sở đề xuất thời gian nghỉ Tết nguyên đán 2025 là 11 ngày.
-
Giáo dục6 giờ trướcNếu khoản thu nhập tăng thêm quý 4 được trả đúng hạn, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập hàng chục triệu đồng vào dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh lương hàng tháng, các trường cũng sẽ có một khoản thưởng Tết.
-
Giáo dục7 giờ trướcNăm 2025, kỳ thi riêng của một số trường đại học như đánh giá tư duy, đánh giá năng lực có thêm nhiều điểm mới nhằm phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
-
Giáo dục9 giờ trướcNhóm 4 học sinh đến nhà một nữ sinh đánh bạn, rồi dùng điện thoại quay lại clip. Sự việc sau đó được gia đình nữ sinh phát hiện và thông báo cho nhà trường.
-
Giáo dục20 giờ trướcSở GD-ĐT TPHCM đề xuất thay đổi lịch nghỉ Tết Nguyên đán cho học sinh. Lịch nghỉ Tết dự kiến sẽ thay đổi so với quy định 9 ngày trước đó.
-
Giáo dục1 ngày trướcThanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội đã có quyết định xử phạt 20 triệu đồng đối với Trường THPT Tô Hiến Thành vì đã tuyển sinh “chui” 174 học sinh khi chưa đủ điều kiện hoạt động.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột số phụ huynh Trường THPT Thăng Long (Hà Nội) bày tỏ không đồng thuận với đề xuất đóng 800 nghìn đồng/học sinh chỉ để tổ chức văn nghệ trong trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệc Bộ GD&ĐT vẫn chưa "chốt” phương án thi vào lớp 10 khiến cả giáo viên, phụ huynh và học sinh đều mong ngóng, căng thẳng.
-
Giáo dục1 ngày trướcHình ảnh được giáo viên chia sẻ chụp lại bài kiểm tra tiếng Anh của học sinh khiến cư dân mạng phẫn nộ.
-
Giáo dục1 ngày trước"Tại Việt Nam, nhiều người thậm chí học tiếng Anh cả chục năm vẫn không sót lại được chữ nào. Chừng nào chúng ta vẫn coi tiếng Anh là một môn học, chừng đó sẽ không thể biến việc dùng tiếng Anh như “cơm ăn nước uống hàng ngày”, thầy Khoa nói.
-
Giáo dục1 ngày trướcHiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiến nghị giải pháp đảm bảo tính đồng bộ giữa nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học từ năm 2025.
-
Giáo dục2 ngày trướcMới đây, đại diện Trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp cho biết trường này đã quyết định mức thưởng Tết cho giáo viên năm nay với mức cao nhất 35 triệu.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrường Đại học Quản lý và Công nghệ TPHCM lên tiếng việc hai tiến sĩ là giảng viên của trường này giành nhau bản quyền một cuốn sách ra mắt cách đây hơn 1 tuần.