Giáo viên mổ xẻ mở đoạn bài văn 0 điểm

Người trong nghề nhìn nhận điểm 0 trong mở đoạn bài văn tả mùa yêu thích của học sinh lớp 7 có lỗi thiếu sót của giáo viên là không giải thích....

Người trong nghề nhìn nhận điểm 0 trong mở đoạn bài văn tả mùa yêu thích của học sinh lớp 7 có lỗi thiếu sót của giáo viên là không giải thích....

>> Mở đoạn bài văn 0 điểm gây tranh cãi

Cô Nguyễn Ngọc Hà, giáo viên văn Trường THCS Quảng Lạc (Lạng Sơn) cho biết “Cảm nhận ban đầu của tôi khi đọc câu mở đầu là hay. Học sinh viết mở đoạn hay, tư duy sáng tạo, logic, có sự hấp dẫn. Em cũng viết đúng yêu cầu đề bài, không giống với đa phần các bạn.

Thường đa phần học sinh khi nhận được đề bài như vậy sẽ viết ở dạng một năm có bao nhiêu mùa, em thích nhất là mùa này… Dĩ nhiên là có những học sinh cảm nhận được sâu sắc như em học sinh viết bài văn kia. Nếu đúng đó là cảm nhận của chính học sinh thì nên khuyến khích”.

dạy văn, THCS Tô Hoàng, Nguyễn Thị Thuận, Lạng Sơn, Hà Nội

Cách dạy và học văn trong trường phổ thông đã có nhiều thay đổi tích cực.
(Ảnh: Văn Chung)

Cô Hà cho biết trong quá trình dạy học, đã có những lúc cô gặp những đoạn văn hay như người lớn viết, hoặc hay nhưng giống bài văn nào đó, phải tranh luận với các đồng nghiệp.

“Trong quá trình học, học sinh tham khảo nhiều sách, nên có thể em ngấm hoặc chép lại. Nhưng nếu học sinh đã viết ra, thì phải chấm. Bài nào cho điểm cao, tôi vẫn nhận xét như “Em viết hay, sáng tạo”. Nếu cho điểm thấp hoặc có gì đặc biệt như sao chép SGK, tôi cũng chú thích cho học sinh biết.”

“Vì không được xem cả bài viết, nên tôi không biết cả bài văn này bao nhiêu điểm, và những phần khác nữa được chấm như thế nào. Thông thường nếu là một bài văn 10 điểm thì phần mở bài được 1 điểm, thân bài 7 điểm, kết luận được 1 điểm và 1 điểm dành cho trình bày.

Trong trường hợp này, khi cho điểm cô giáo nên ghi chú lý do điểm 0 ở bên cạnh. Hoặc vì tế nhị, không muốn để những học sinh khác thấy nhận xét trên bài của bạn, cô giáo nên nói riêng với học sinh lý do tại sao.

Tôi nghĩ rằng cô chấm 0 điểm chắc chắn có lý do, có dụng ý mà cô không nói ra. Bởi vì, câu văn đó đọc lên ai cũng thấy rằng hay, cô giáo cũng chấm điểm ở bài văn cẩn thận, cho điểm rõ ràng từng phần”.

Cô Nguyễn Thị Thuận, hiệu trưởng Trường THCS Tô Hoàng (Hà Nội) nhận xét: “Với những bài văn phát biểu cảm xúc như đề văn đó, các giáo viên rất trân trọng sự mới lạ. Một bài văn thường có barem điểm chấm về nội dung và hình thức. Phần nội dung thường được 8 điểm, hình thức được 2 điểm.

Cô Thuận cho rằng mặc dù có barem, nhưng barem điểm trong văn không như toán. Có nhiều cách đánh giá khác nhau với một bài văn.

"Khi tôi còn làm tổ trưởng tổ chuyên môn đã thống nhất, luôn nhắc nhở trong nhóm không được cho học sinh mặc đồng phục trong các bài tập làm văn.

Một học sinh có thể viết “Em không thích mùa nào cả, em không hài lòng với mùa nào ở Việt Nam. Tuy nhiên, cảm xúc mỗi mùa mang lại cho em khác nhau…”. Một bài viết có chính kiến, có tâm trạng, đưa ra được các lập luận có logic, hoàn toàn có thể chấm điểm cao.

Phụ huynh nên trao đổi trực tiếp với giáo viên

Cô Nguyễn Ngọc Hà cho biết, trong cách ứng xử với học sinh và phụ huynh hiện nay, giáo viên văn đã tế nhị hơn trước rất nhiều.

"Trong trường hợp này, có lẽ giáo viên nên trao đổi trực tiếp với phụ huynh - lời cô Hà.

dạy văn, THCS Tô Hoàng, Nguyễn Thị Thuận, Lạng Sơn, Hà Nội
Ảnh Văn Chung

“Cũng có một số lý do khiến giáo viên đối khi chấm điểm không chính xác. Nhiều lúc do việc này việc kia, định ghi chú, ghi nhận xét vào bài kiểm tra của học sinh, nhưng chấm xong rồi quên đi. Hoặc khi chấm xong các điểm thành phần rồi lại quên cộng điểm tổng hoặc cộng thiếu các điểm thành phần”.

Tôi thấy rằng, học sinh trong trường hợp này có điểm yếu là không thắc mắc ngay với cô giáo. Thông thường, giáo viên không vào điểm ngay khi trả bài cho học sinh. Sau khi trả bài, các em có 10 phút để xem lại. Nếu có vấn đề gì, thắc mắc gì, có chỗ nào cô cộng thiếu điểm… các em phản ánh lại với giáo viên. Sau đó, cô mới lấy điểm vào sổ con, rồi sau nữa mới lấy điểm vào sổ chính.

Có những trường hợp cộng điểm thiếu. Nhiều em đòi quyền lợi ghê lắm nhé, “Tại sao chỗ này cô cho bạn điểm mà em thì không?”. Học sinh phải có kỹ năng lên tiếng khi quyền lợi của mình bị ảnh hưởng” - cô Hà chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Thuận cũng cho rằng, phụ huynh nên trao đổi trực tiếp với giáo viên. Dù sao người có lỗi ở đây trước hết là giáo viên, khi không giải thích rõ ràng với học sinh về lý do cho điểm 0. Nhưng nếu phụ huynh gặp trực tiếp giáo viên thì cả hai bên sẽ được giải tỏa dễ dàng hơn...

Nói thêm về công việc của một giáo viên văn, theo cô Thuận: “Người dạy học như ca sĩ, tại sao cùng một bài hát mà người này hát hay, người kia lại không thể? Giáo viên phải thấm được tác phẩm mới dạy hay được. Mà điều này phụ thuộc vào năng lực sư phạm của mỗi người. Giáo viên phải truyền được cảm xúc cho học trò. Nếu trò không tốt, có trách đầu tiên là phải trách mình.

Tôi thấy nghề giáo vừa như đạo diễn, vừa như biên kịch, lại cũng như một diễn viên. Biên kịch tốt, đạo diễn tốt mà diễn xuất tồi cũng không được. Một lúc người giáo viên phải đóng nhiều vai. Trong khi sự đòi hỏi của phụ huynh đối với nhà giáo không ngừng tăng lên cả về chuyên môn, năng lực sư phạm, công nghệ thông tin lẫn tâm lý.

Phụ huynh bây giờ có ít con và có điều kiện hơn nên rất chăm con, đòi hỏi con mình phát triển toàn diện... Đó là xu hướng tất yếu.

Theo VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.