- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giỗ tổ Hùng Vương và bài học cho người trẻ
Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm là dịp để người dân tưởng nhớ công lao các vị vua Hùng, đồng thời nhắc nhở người trẻ những bài học về lòng yêu nước và tinh thần tự lập.
Hùng Vương là tên hiệu các vị thủ lĩnh tối cao của nhà
nước Văn Lang. Theo “Thế thứ các triều vua Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Khắc Thuần, nước ta có 18 vị Vua Hùng. Năm 1917, dưới thời vua Khải
Định, 10/3 âm lịch hàng năm chính thức được lấy làm ngày giỗ tổ Hùng
Vương. Bác Hồ từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ nước”. Đó là lời nhắc nhở về tinh thần uống nước nhớ
nguồn cùng quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ.
|
Tương truyền, vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra bọc
trăm trứng, rồi nở thành 100 người con. Sau này, 50 con lên rừng, 50
con xuống biển. Người con cả trở thành Hùng Vương. Truyền thuyết lý giải
nguồn gốc dân tộc với niềm tự hào con Rồng cháu Tiên, đồng thời nêu cao
tinh thần đoàn kết, coi các dân tộc ở Việt Nam là anh em một nhà.
|
Truyền thuyết cũng kể rằng, ở một làng nọ, hai anh em mồ
côi Tân và Lang rất yêu thương nhau nhưng khi lấy vợ, Tân không còn yêu
thương em như trước. Lang buồn, bỏ nhà đi, ngồi nghỉ, chết bên cạnh dòng
suối, hóa thân thành tảng đá vôi. Tân tìm em rồi chết, hóa thành cây
cao bên tảng đá. Cô vợ đi tìm chồng, chết hóa thành cây trầu quấn lấy
thân cau. Vua Hùng thứ tư đi qua, biết câu chuyện, lấy trầu ăn với cau,
nhổ lên tảng đá thì hiện màu đỏ thắm. Ông truyền tập tục ăn trầu cho
người dân. Câu chuyện trầu cau là bài học có ý nghĩa về tình nghĩa anh
em và tình cảm vợ chồng thủy chung
|
Thời thơ ấu, nhiều trẻ em được cha mẹ kể chuyện Thánh
Gióng. Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng quê nọ, đứa trẻ lên 3 tuổi mà
chẳng biết nói, cười. Khi giặc Ân tràn xuống, cậu bỗng cất tiếng gọi mẹ
và đòi gặp sứ giả rồi bỗng chốc vươn vai thành thanh niên cường tráng đi
đánh giặc. Dẹp tan giặc, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời. Ông là
một trong bốn vị thánh tứ bất tử, tượng trưng cho tinh thần chống ngoại
xâm và sức mạnh của tuổi trẻ.
|
Sau khi dẹp giặc Ân, vua Hùng thứ sáu tỏ ý sẽ truyền ngôi
cho người con dâng lên thứ hợp ý ông để thờ cúng tổ tiên. Hoàng tử thứ
18 - Lang Liêu - vốn thật thà, chất phác, nghèo khó, được thần mách bảo
dùng gạo làm bánh hình vuông, hình tròn tượng trưng cho đất, trời. Hùng
Vương rất ưng ý, đặt tên là bánh chưng, bánh dày và truyền ngôi cho Lang
Liêu. Sự tích này không chỉ tượng trưng cho văn hóa lúa nước và quan
niệm về vũ trụ của người Việt, mà còn nhắc nhở người trẻ về lòng hiếu
thảo, cùng tinh thần sáng tạo, chăm chỉ trong lao động, sản xuất.
|
Khi vua Hùng thứ 18 kén rể, Sơn Tinh nhờ kiếm đủ sính lễ
theo yêu cầu, lấy được Mỵ Nương. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ,
đùng đùng nổi giận, đem quân đánh Sơn Tinh. Nước dâng lên bao nhiêu, đồi
núi lại dâng cao bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh thua trận. Hàng năm,
Thủy Tinh đều dâng nước đánh nhưng luôn thất bại. Đây là bài học về sức
mạnh vượt lên thiên tai nhờ tinh thần đoàn kết. Nó khuyến khích người
trẻ kiên cường, không khuất phục trước khó khăn, thử thách của thiên
nhiên, tạo hóa
|
Thời Hùng Vương thứ 18, hai cha con Chử Cù Vân và Chử
Đồng Tử sống trong cảnh nghèo khó, dùng chung chiếc khố. Cha mất, Chử
Đồng Tử nhường khố chôn cha. Một hôm, Tiên Dung, con gái Vua Hùng du
ngoạn qua đây, Chử Đồng Tử vội vùi mình xuống cát. Thuyền vào bờ, Tiên
Dung ra lệnh quây màn tắm đúng chỗ Chử Đồng Tử trốn. Hai người gặp, yêu
nhau, quyết định nên duyên vợ chồng dù vua cha phản đối. Sau này, hai
người học đạo rồi cùng về trời. Chuyện ca ngợi lòng hiếu thảo, nghị lực
vươn lên cùng khát vọng tình yêu tự do. Qua đây, người trẻ cũng có thể
học thêm về cách nhìn nhận người khác không mang theo định kiến giai
cấp, giàu nghèo.
|
Đời Hùng Vương thứ 18, Vua Hùng rất trọng dụng Mai An
Tiêm. Khi câu nói “Của biếu là của lo, của cho là của nợ” của chàng đến
tai nhà vua, ông rất tức giận, đày 3 người nhà Mai An Tiêm ra đảo hoang ở
Nga Sơn, Thanh Hóa. Mặc dù sống ở nơi cô quạnh, khắc nghiệt, Mai An
Tiêm vẫn lạc quan, ra sức lao động. Ông trồng được dưa hấu, gửi về đất
liền rồi được vua cha đón về. Sự tích nói về tinh thần tự lực cánh sinh,
lao động vì bản thân mình, vượt lên khó khăn, chứ không dựa nhờ người
khác. |
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra ngày 10/3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10/3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng. Từ xa xưa, ngày Giỗ tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ hai (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Sau cách mạng tháng Tám (1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18/2/1946 cho công chức nghỉ ngày 10/3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc. Năm 1995, ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngày 2/4/2007, Quốc hội phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ. Công Khanh |
-
Giáo dục2 giờ trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 giờ trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục6 giờ trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục8 giờ trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục9 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục13 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục13 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục15 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.