- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Góc khuất công ty du lịch đưa học sinh cả trường đi chơi: Phần trăm hoa hồng và còn gì nữa?
Xung quanh vụ việc học sinh tử vong khi đi dã ngoại, nhiều góc khuất được lật tẩy qua chia sẻ của phụ huynh và đơn vị lữ hành.
Liên quan tới 2 vụ việc học sinh tử vong khi đi dã ngoại, giám đốc một công ty du lịch cho biết, đơn vị lữ hành không dễ dàng để vào được các trường đưa học sinh đi dã ngoại trải nghiệm và học tập thực tế nếu không được nhà trường "bật đèn xanh".
Theo tiết lộ của vị lãnh đạo trên, trong một số trường hợp công ty du lịch còn phải tiếp cận cá nhân của trường hoặc phòng giáo dục, chấp nhận trả % hoa hồng hợp đồng du lịch hoặc tài trợ các chương trình khác để được chấp thuận tổ chức đưa học sinh đi dã ngoại.
Công ty lữ hành không dễ đưa học sinh đi dã ngoại.
Với nhiều năm làm trong nghề lữ hành, vị giám đốc này cho hay, trong trường hợp không may xảy ra tai nạn như 2 trường hợp mới đây ở Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh, Khu du lịch Đại Nam thì công ty du lịch "chỉ đen thôi" chứ họ không quyết định điểm đi ngoại khóa của học sinh nhà trường. Bởi vì thông thường, người quyết định địa điểm là hiệu trưởng.
Ở vụ việc tại Đảo Ngọc Xanh, vị giám đốc này cho rằng trách nhiệm chính thuộc về đơn vị quản lý khu du lịch vì mắc lỗi sai sót trong công tác bảo dưỡng, bảo trì hệ thống tàu lượn.
“Có thể sau thời gian dài dịch Covid- 19 không có hoặc ít khách, gần đây một số trường mới bắt đầu triển khai hoạt động ngoại khoá sau khi kết thúc học kỳ một, do đó, chỉ một chút lơ là trong công tác bảo trì, bảo dưỡng hệ thống là có thể xảy ra sự cố”, vị giám đốc này nói.
Vị này nhấn mạnh: “Tôi cho rằng lỗi chính không phải do công ty du lịch, không phải do hiệu trưởng, cũng không phải do Sở hay Phòng giáo dục mà lỗi chính ở đây là đơn vị quản lý Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh. Công ty lữ hành, hiệu trưởng nhà trường, hội phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm và hướng dẫn viên du lịch sẽ là những đơn vị, cá nhân có trách nhiệm liên đới”.
Ngoài ra, vị giám đốc còn cho biết thông tin, nhiều khu du lịch hiện nay lắp đặt thiết bị vui chơi giá rẻ nên kém an toàn hơn thiết bị nhập khẩu từ châu Âu.
Nỗi đau trùm lên ông nội của em L.T.A. (17 tuổi, học sinh tử vong trong vụ tai nạn tàu lượn ở Thú Thọ) chỉ trong 7 tháng, ông đã mất con trai rồi đến cháu nội.
Hoạt động dã ngoại có thực sự vì học sinh?
Chị Nguyễn Hà Phương (phụ huynh có con học lớp 12 ở Cầu Giấy, Hà Nội) cảm giác bất an kèm bức xúc khi đọc tin về vụ việc học sinh tử vong khi đi dã ngoại. Chị cho biết, như thành thông lệ, cứ sau thi học kỳ, gần Tết và kết thúc năm học… là học sinh sẽ được tổ chức đi tham quan dã ngoại.
“Hoạt động này có thực sự ý nghĩa không, có thực sự vì học sinh không hay chỉ nhằm mục đích “tăng thu” cho nhà trường và các công ty du lịch? Phụ huynh không được quyền lựa chọn góp ý điểm đi mà hoàn toàn do nhà trường thông báo và gần như bắt buộc các con phải tham gia”, chị Hà Phương bức xúc nói.
Theo chia sẻ của chị Hà Phương, có năm mùa đông, trời giá rét nhưng nhà trường lại tổ chức cho con chị đi một khu vui chơi lớn nổi tiếng ở Quảng Ninh. Khi chị thắc mắc trời lạnh sao đi ra biển thì được Ban phụ huynh giải thích "có khu vui chơi rồi".
Thậm chí hồi đầu năm học này, học sinh lớp con chị còn đùng đùng đòi tổ chức đi một khu du lịch tận Miền Trung để... chụp ảnh kỷ yếu.
“Tôi kiến nghị với ban phụ huynh là có thể tổ chức cho các con lên Ba Vì hoặc quanh Hà Nội cũng có rất nhiều nơi chụp hình đẹp thì các bác ấy nói đi Ba Vì "không có chỗ cho các con chơi".
Rất lạ là ban phụ huynh đều gợi ý cho lớp đến những khu du lịch vui chơi, giải trí chứ không phải khu nghỉ dưỡng”, chị Hà Phương chia sẻ.
Lo sợ rủi ro khi cả lớp các con cuối cấp đi xa, đến khu vui chơi mạo hiểm, vị phụ huynh này buộc phải "rắn mặt" cả với ban phụ huynh khi nêu câu hỏi "Ai dám đảm bảo an toàn cho các con khi đi chơi xa, tham gia các trò chơi mạo hiểm mà không có bố mẹ đi cùng?".
“Tôi nói với các bác, các con năm nay lớp 12, nghỉ chơi một lần cũng không chết, nhưng xảy ra chuyện các con lỡ cả một đời, thậm chí có thể mất con vĩnh viễn… Lúc ấy chuyến đi mới được huỷ bỏ. Nhưng từ đó, giáo viên chủ nhiệm cũng không còn cập nhật tình hình học tập của con bé cho tôi nữa”, chị Hà Phương cho hay.
Theo Infonet
-
Giáo dục12 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục17 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục20 giờ trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.