- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học sinh khóc ròng trong những buổi kỹ năng sống: Giáo dục hay thao túng cảm xúc?
Nhiều chuyên gia cho rằng, cần quan tâm đến giáo dục thực chất hơn là việc lấy nước mắt học trò qua việc thao túng cảm xúc nhất thời trong những buổi diễn thuyết về kỹ năng sống.
Những năm gần đây, một số trường tổ chức hoặc liên kết tổ chức các buổi học kỹ năng sống do diễn giả diễn thuyết và khiến không ít học trò rơi nước mắt. Song vấn đề đặt ra liệu đó có phải cách giáo dục thực chất hay chỉ thao túng cảm xúc nhất thời, trong phút chốc?
Những buổi diễn thuyết của các diễn giả thường nói về ước mơ, khát vọng, sự hiếu thảo, câu chuyện cuộc đời và những vấn đề học sinh đang bế tắc trong xã hội hiện đại.
Sau khi nghe diễn giả chia sẻ, nhiều học sinh đã không kiềm chế được cảm xúc và bật khóc.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng.
Hiệu trưởng một trường THCS ở Nghệ An cho rằng, nên hạn chế những màn thao túng tâm lý học sinh kiểu này. Thông thường những hoạt động này vào các trường học thông qua việc trường tổ chức một buổi ngoại khóa, có thu tiền học sinh để chi trả cho bên làm chương trình.
“Có trường tự mời diễn giả, có trường thì các trung tâm kỹ năng sống, diễn giả chủ động kết nối. Khi làm một chương trình như vậy, họ xây dựng một kịch bản có tính chất thao túng tâm lý để dẫn dắt học sinh đến cảm xúc nhất thời và rồi dẫn đến việc các em như bị thôi miên, 'lên đồng' tập thể và khóc. Thậm chí còn khóc theo tâm lý đám đông, trong không gian dễ bị tác động cảm xúc.
Song điều đáng nói là sau mỗi chương trình như vậy gần như không mang lại hiệu quả giáo dục đáng kể. Một số lãnh đạo, giáo viên lại coi tiêu chí lấy nước mắt học trò để đo sự thành công của chương trình. Đó là một sai lầm về cách giáo dục”.
Trong khi, theo vị này, để giáo dục lòng hiếu thảo, nhân ái của học sinh là cả một quá trình; trong đó có sự kết hợp từ các bài học trong nhà trường và những tấm gương phản chiếu ở gia đình và xã hội.
“Thậm chí có người cho rằng nhà trường lâu nay không tổ chức những chương trình như vậy là không hoặc chưa quan tâm đến việc giáo dục lòng hiếu thảo, nhân văn cho học sinh,… Nhưng thực chất điều đó hoàn toàn không phải là giáo dục kỹ năng sống”, vị hiệu trưởng bày tỏ.
PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, mục tiêu của giáo dục không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, làm thay đổi nhận thức của người học; mà sâu hơn là phải giáo dục được thái độ và thay đổi được thói quen hành vi của người học để hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ.
“Nhưng giáo dục để thay đổi thái độ khác với việc thao túng, 'tấn công' cảm xúc. Sự thành công của một bài học đạo đức không thể đo bằng số lượng nước mắt của người học. Cũng giống như việc chúng ta không thể khẳng định rằng những học sinh mắc lỗi đã thực sự rút ra bài học sâu sắc căn cứ vào thái độ hay sự thể hiện đau khổ, dằn vặt và tự trừng phạt bản thân của họ. Trên thực tế, nhiều người rất giỏi thể hiện sự ăn năn, hối lỗi, xin lỗi rất chân thành trên mạng xã hội nhưng trong cuộc sống thực vẫn 'chứng nào - tật ấy”, ông Nam nói.
Ông Nam cho rằng, ngay cả khi muốn giáo dục thái độ và cảm xúc của người trẻ, nhà giáo dục cũng hướng đến khơi gợi những cảm xúc tích cực như tự hào, trân trọng qua những câu chuyện thay vì gợi lên các cảm xúc tiêu cực như xấu hổ, tội lỗi ở học sinh.
“Vì những cảm xúc buồn bã, xấu hổ, tội lỗi này sẽ chỉ làm cho các em thấy các buổi học trở nên mệt mỏi, sợ hãi và mất năng lượng. Vì vậy, nếu những giọt nước mắt sau hoạt động giáo dục như thế này là những giọt nước mắt hạnh phúc và tự hào thì tôi rất khuyến khích. Nhưng nếu những giọt nước mắt này chỉ đơn giản gợi lên cảm giác xấu hổ, mặc cảm, tội lỗi và không xứng đáng với những hy sinh của người khác thì không đúng tinh thần và không đạt mục tiêu của nền giáo dục nhân văn”, ông Nam nói.
Theo ông Nam, những người tổ chức hoạt động giáo dục cần đánh giá được mục tiêu giáo dục của từng bài học có đạt không; hành vi của học sinh sau mỗi bài học có thay đổi và được duy trì bền vững hay không chứ không phải đo đếm bằng sự xúc động nhất thời.
“Các bậc phụ huynh cũng đừng đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục mà con em mình tham gia thông qua sự hối hận, ăn năn, cảm thấy tội lỗi và không xứng đáng. Đừng đánh giá người dạy tốt hay không thông qua số lượng học sinh rơi nước mắt mà không quan tâm đến sự thay đổi hành vi bền vững sau bài học. Nếu không, đó chỉ là một kỹ thuật thao túng tâm lý người khác của một người thợ học việc chứ chưa đạt đến trình độ một nhà giáo dục đang tổ chức một hoạt động giáo dục”, ông Nam chia sẻ.
Theo Vietnamnet
-
Giáo dục7 giờ trướcÔng Đoàn Hữu Khuê vừa bị cách chức hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) do bỏ nhiệm sở nhiều ngày sau khi bị đình chỉ công tác.
-
Giáo dục7 giờ trướcĐể chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm diễn ra trong suốt thời gian qua, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư mới.
-
Giáo dục10 giờ trướcBên cạnh việc dạy chính khóa và dạy thêm trong nhà trường, nhiều giáo viên còn tham gia dạy thêm bên ngoài để tăng thêm thu nhập.
-
Giáo dục11 giờ trướcLựa chọn ngành học mang về mức lương cao trong tương lai là điều mà bạn trẻ nào cũng mong muốn.
-
Giáo dục14 giờ trướcViệc một trường THCS yêu cầu tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ từ đại học danh tiếng nhưng không cần bằng sư phạm đã gây ra tranh luận tại Trung Quốc.
-
Giáo dục14 giờ trướcThanh tra tỉnh phát hiện Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang giả mạo chứng từ, lập hồ sơ khống, thu chi sai gần 20 tỷ đồng, kiến nghị chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu phạm tội sang cơ quan điều tra.
-
Giáo dục14 giờ trước"Trong buổi giáo dục kỹ năng sống, nhiều bạn xúc động khóc ròng. Bản thân con tôi tối hôm ấy về cũng ôm mẹ, nói thương mẹ và hứa chăm chỉ học hành hơn. Tuy nhiên, con chỉ thay đổi được khoảng 1 tuần...".
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo Bộ GD&ĐT, năm 2025, tuyển sinh đại học sẽ không còn xét tuyển sớm. Các phương thức đều được đăng ký và xử lý trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT vừa phát đi thông tin cảnh báo giả mạo con dấu và chữ ký lãnh đạo Bộ GD&ĐT để lừa đảo học bổng Đại học Bách khoa Hà Nội.
-
Giáo dục2 ngày trướcLựa chọn ngành học phù hợp với bản thân cũng như xu thế xã hội là điều luôn được các bạn trẻ theo học khối A quan tâm.
-
Giáo dục2 ngày trướcNăm 2025, Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ dừng sử dụng một số tổ hợp khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 29/2024 quy định các nội dung, hình thức liên quan đến dạy thêm, học thêm.
-
Giáo dục3 ngày trướcMột giáo viên dạy môn Sinh học Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Cà Mau) bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách, vì nhận tiền dạy kèm học sinh thi lại với giá không hợp lý.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại diện nhiều trường tư ở Hà Nội than khó khi triển khai thực hiện quy định xe đưa đón học sinh phải sơn màu vàng đậm từ ngày 1/1.