- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học: Không phải cứ đỗ đại học là bình yên ra trường
Vài năm trở lại đây, mỗi năm có hàng nghìn sinh viên các trường đại học bị thôi học do kết quả học tập quá thấp, nhiều lần bị cảnh báo học vụ.
Tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội, trung bình mỗi năm 700-800 sinh viên bị buộc thôi học. Với chương trình kỹ sư 5 năm, chỉ có 60% sinh viên ra trường đúng hạn. 40% còn lại, không tính những em bị buộc thôi học, sẽ cố gắng trả nợ môn để có thể tốt nghiệp vào năm thứ sáu.
Còn tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chỉ khoảng 70% sinh viên đầu vào có thể tốt nghiệp ra trường đúng hạn. Có từ 5-6% sinh viên/khóa bị buộc thôi học do hết quả học tập yếu kém.
Học kỳ I năm học 2021-2022, Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM có hơn 200 sinh viên bị xem xét buộc thôi học và hơn 800 sinh viên bị cảnh báo học vụ lần 1.
Mới đây nhất, hàng chục sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM bị đuổi học do hai học kỳ liên tiếp bị cảnh báo học vụ. Tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, 5 năm qua (2017-2022), có 134 sinh viên viết đơn xin nghỉ học, chưa kể số sinh viên bị buộc thôi học mỗi năm.
Danh sách sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM bị buộc thôi học
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Hoàng Hải, quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM cho hay nhà trường đã xác định khẩu hiệu “Sáng tri thức - Vững công minh” - làm nghề phải công tâm nhưng đầu tiên phải có tri thức. Thí sinh phải xác định thi vào trường đã khó nhưng việc duy trì, học tập cũng khó chứ không phải trúng tuyển rồi học kiểu gì cũng ra trường.
Theo ông Hải, thương hiệu của trường là công sức của thầy cô và sinh viên. Thầy phải dạy tốt, trò cũng phải học tốt. Do vậy, sinh viên phải thường xuyên cố gắng học tập và xem xét những cảnh báo của nhà trường để có phương hướng khắc phục, tránh bị buộc thôi học. Sẽ không có chuyện thay đổi để giảm nhẹ yêu cầu với sinh viên, vì như vậy sẽ giảm uy tín của trường.
Không nương nhẹ
Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho hay, không chỉ ĐH Bách khoa TP.HCM, Luật TP.HCM, nhiều trường cũng đang rà soát, cảnh báo học vụ hoặc kỷ luật buộc thôi học những sinh viên vi phạm kỷ luật, vi phạm quy chế đào tạo do nợ môn, điểm tích lũy không đủ theo quy định... Các trường đang ngày càng mạnh tay, nghiêm khắc - điều cần làm khi muốn quyết liệt nâng cao chất lượng đào tạo.
Sinh viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong lễ tốt nghiệp (ảnh: BN)
"Điều gì sẽ xảy ra nếu trường đại học để lại những sinh viên chây lười, không chịu học, những sinh viên không đạt chất lượng vẫn nhận tấm bằng nhờ sự nhẹ tay của thầy cô và nhà quản lý? Nếu nương tay với người kém cả ý thức và năng lực, kỷ luật học tập chính là không công bằng với những sinh viên học hành có trách nhiệm”- ông Lý nói.
Còn ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho hay, theo quy định về kiểm định chất lượng, mỗi trường đều ban hành chuẩn đầu ra riêng. Và để đảm bảo chất lượng đầu ra thì bắt buộc sàng lọc những sinh viên yếu kém. Như vậy, sinh viên đỗ vào trường nhưng phải nghiêm túc học tập, đạt chuẩn đầu ra mới được tốt nghiệp.
Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM Nguyễn Thiên Phúc khẳng định, nhà trường giảng dạy theo quy định trong khung trình độ quốc gia. Số tín chỉ đã được quy định rõ và trong mỗi tín chỉ đều có thang đánh giá để chấm điểm rất quy củ. Toàn trường phải áp dụng nghiêm túc, tránh trường hợp giảng viên đánh giá sinh viên theo cảm tính. Như vậy, sinh viên không đạt thì đành phải chịu chứ không có cách nào khác.
Tuy nhiên, bên cạnh hình thức kỷ luật nghiêm khắc, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM luôn có các biện pháp hỗ trợ sinh viên học tập như đặt ra các "chặng" để họ đạt được đối với môn Tiếng Anh. Với các môn kiến thức kỹ năng, nhà trường đặt ra 3 chặng về cảnh báo học vụ. Khi sinh viên không đạt, hệ thống cảnh báo học vụ sẽ báo cho sinh viên, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để có biện pháp hỗ trợ sinh viên học tập.
Việc trong những năm gần đây, mỗi năm Trường ĐH Bách khoa TP.HCM buộc thôi học từ 5-6% sinh viên/khóa thể hiện quyết tâm theo đuổi "văn hóa chất lượng" của nhà trường. Như vậy, sinh viên trúng tuyển vào trường sẽ phải học tập nghiêm túc, không có chuyện hạ chuẩn, nương nhẹ hay ngoại lệ.
Theo VietnamNet
-
Giáo dục3 giờ trướcỦy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa công bố các hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên ở UBND huyện Quan Hóa vì đã có sai phạm trong trong tuyển sinh vào lớp 6, Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa, năm học 2022-2023.
-
Giáo dục19 giờ trướcNhững ngày qua, cộng đồng háo hức trải nghiệm ChatGPT, công cụ này nhanh chóng tạo ra cơn sốt trên toàn cầu, đa số đều chung nhận định đây là công cụ thông minh và hữu ích, nhất là trong lĩnh vực giáo dục.
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm 2023 ghi nhận nhiều ĐH tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý thí sinh tham gia quá nhiều kỳ thi riêng sẽ lãng phí thời gian, công sức, tạo áp lực thi cử
-
Giáo dục1 ngày trướcMột nữ sinh lớp 6 ở Trường THPT Cây Dương (thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đánh bạn trong lớp. Hình ảnh được quay lại rồi tung lên mạng…
-
Nghiên cứu Đại học Oxford khiến nhiều cha mẹ giật mình: Hóa ra trẻ học kém đi đến từ nguyên nhân nàyGiáo dục2 ngày trướcNghiên cứu được công bố đã giúp các bậc phụ huynh thiết lập phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.
-
Giáo dục2 ngày trướcTại Việt Nam, ChatGPT đang thu hút sự chú ý và tạo nên cơn sốt khi gây ấn tượng về khả năng soạn thảo sơ yếu lý lịch, làm văn miêu tả, hoàn thành bài tập về nhà chỉ trong vài giây. Nhiều ý kiến lo ngại cho giáo dục đại học.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrong mắt của nhiều sinh viên, thầy cô giỏi trước hết là những giảng viên hiện đại. Thầy cô cũng cần thường xuyên 'update' (cập nhật, làm mới) bản thân, cập nhật các 'hot trend' để gần gũi với các em hơn.
-
Giáo dục3 ngày trướcNgày 1/2, tờ 163 đưa tin, trường THCS Thực Nghiệm Nam Sơn tại Miến Dương, Tứ Xuyên, Trung Quốc đưa ra thông báo cấm học sinh mặc đồ hiệu khi đến trường.
-
Giáo dục3 ngày trướcDù không giảng dạy nhưng Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) Nguyễn Văn Nam vẫn nhận 71 triệu đồng tiền đứng lớp. Cùng với đó là nhiều sai phạm của ông Nam mà Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông vừa chỉ ra.
-
Giáo dục4 ngày trướcMột hiệu trưởng trường tiểu học ở Cà Mau bị kiểm điểm rút kinh nghiệm do có những tin nhắn với nội dung nhạy cảm gửi cho nữ giáo viên.
-
Giáo dục4 ngày trướcMột tài khoản Facebook đã đăng tải nội dung cho rằng 1 hiệu trưởng nhắn tin với một cô giáo: "Em yêu trưa nay em về hay ở lại? ... Anh nói thật lòng nếu anh yêu ai thật lòng thì anh sẽ bảo vệ đến cùng"
-
Giáo dục4 ngày trướcKỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay dự kiến tổ chức vào nửa đầu tháng 7.2023, còn một số cơ sở giáo dục đại học sẽ tuyển sinh ngay từ tháng 3.
-
Giáo dục5 ngày trướcHiện, nhiều trường công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó không ít trường sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ IELTS.
-
Giáo dục5 ngày trướcChiều 1/2, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã nắm được vụ việc phụ huynh vào trường đánh bạn của con, xảy ra tại Trường tiểu học Tân An Thạnh (điểm phụ) ở huyện Bình Tân.