- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nữ sinh mồ côi làm thuê ở quán trà sữa, thi đỗ trường sư phạm
Mồ côi cha mẹ, 5 năm nay, cô nữ sinh nghèo phải sống một mình trong căn nhà xập xệ. Dẫu vậy, em vẫn nỗ lực học tập và bước chân vào giảng đường đại học, nuôi ước mơ thành cô giáo.
Sống lủi thủi trong căn nhà vắng bóng cha mẹ
Không may mắn có được gia đình trọn vẹn, một tuổi thơ bình thường như bạn bè cùng trang lứa, Hà Thị Thiên Hương (SN 2006, trú phường Điện Thắng Nam, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) sớm phải sống tự lập bởi những biến cố, tai ương liên tiếp ập đến.
Cha mất vì ung thư gan khi em mới 4 tuổi, một mình mẹ làm lụng vất vả để nuôi con gái. Thế nhưng, đầu năm em học lớp 8, mẹ bất ngờ bị tai biến nặng, nằm liệt giường. Thời gian này, Hương phải vừa đi học, vừa chăm sóc mẹ, từ việc cơm nước, giặt giũ đến vệ sinh cá nhân.
Thiên Hương sống lủi thủi trong ngôi nhà nhỏ hơn 5 năm nay. Ảnh: Hà Nam
Rồi vài tháng sau, mẹ mất, từ đó nữ sinh mồ côi sống đơn độc trong căn nhà tuềnh toàng, thiếu trước hụt sau. Cuộc sống vốn khốn khó nay càng thêm chật vật. Hương buồn bã, co mình vào thế giới riêng.
“Những ngày đầu phải sống một mình buồn lắm. Thấy bạn bè ai cũng có cha mẹ bảo bọc, yêu thương, còn mình thì đơn độc, em tủi thân chỉ biết khóc. Cuối năm học, cầm tấm giấy khen trên tay cũng chẳng biết khoe với ai, em chỉ biết đứng trước bàn thờ cha mẹ, nước mắt cứ thế trào ra…”, Hương nghẹn ngào.
Cô nữ sinh mồ côi cha, mẹ nay đã là sinh viên sư phạm. Ảnh: Hà Nam
Nỗi trống vắng tình cảm mẫu tử cứ vậy đeo bám Hương, nhưng em không cho phép bản thân gục ngã. Hương biết chắc hẳn mẹ nằm dưới lòng đất cũng không muốn thấy mình buồn khổ. Đó dường như là động lực giúp Hương cứng cỏi hơn khi số phận buộc em phải bước vào đời sớm trước tuổi.
Bà Hà Nguyễn Phương Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Điện Thắng Nam cho biết, thấy hoàn cảnh của Hương đáng thương, năm 2019, hội đã nhận “đỡ đầu”, hỗ trợ em trong suốt những năm học THPT với kinh phí từ 2 đến 5 triệu đồng/năm.
Tấm gương vượt khó của Thiên Hương khiến nhiều người cảm động và khâm phục. Ảnh: Hà Nam
Dù hoàn cảnh chẳng khấm khá nhưng các bác, chú, cô,… của Hương cũng thay nhau động viên, hỗ trợ gạo và thức ăn cho cháu mình.
Để có thêm tiền trang trải sinh hoạt, những lúc rảnh, Hương xin phụ việc ở quán trà sữa, bán đồ ăn vặt. Rồi cuối tuần, em đi làm phục vụ ở nhà hàng tiệc cưới. Cứ thế, cô bé mồ côi đã vượt qua những ngày tháng khó khăn, khắc nghiệt nhất.
Học để không phụ mong mỏi của mẹ
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Hương hiểu rằng nếu không nỗ lực, cuộc sống của em sẽ luôn chìm trong bóng tối. Vì thế, em luôn chăm chỉ học tập, 12 năm qua luôn đạt học sinh khá, giỏi. Năm lớp 12, điểm trung bình các môn của Hương là 8,6.
“Lúc mẹ mất, em tuyệt vọng lắm và từng nghĩ đến việc nghỉ học để đi làm. Nhưng nhớ lại lời mẹ dặn ‘phải cố gắng học hành để sau này không khổ như mẹ’ mà em nỗ lực bám con chữ”, Hương bộc bạch.
Những tấm giấy khen trong suốt 12 năm học là tài sản quý giá nhất trong căn nhà xập xệ của Thiên Hương. Ảnh: Hà Nam
Vượt qua nghịch cảnh, cuối cùng những nỗ lực không biết mệt mỏi của Hương cũng được đền đáp. Tháng 9 vừa qua, em đã trúng tuyển vào ngành Sư phạm Toán tại Trường Đại học Quảng Nam với tổ hợp môn C14, tổng điểm 25,07.
Hiện, Hương đã chính thức nhập học và đang chuẩn bị cho hành trình mới. Cô bé mồ côi cha mẹ ngày nào nay đã cứng cáp hơn hẳn. Nhưng trong sâu thẳm đôi mắt của nữ sinh viên ấy vẫn còn hiện hữu những âu lo về tương lai đầy chông gai, vất vả phía trước.
Thiên Hương chia sẻ, sắp tới em sẽ tìm công việc làm thêm như gia sư hoặc phục vụ ở nhà hàng, quán ăn... để trang trải cuộc sống và việc học.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục6 giờ trướcThanh tra Bộ GD-ĐT vừa công bố kết luận thanh tra về hoạt động tuyển sinh và đào tạo tại Học viện Phụ nữ Việt Nam trong 2 năm 2022, 2023
-
Giáo dục7 giờ trướcSau khi có thông tin về việc suất ăn học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học (PTDTBT TH) Nậm Tỵ (Sơn La) bị bớt xén khẩu phần ăn, UBND huyện Sông Mã đã có quyết định thôi giữ chức vụ Hiệu trưởng trường học đối với bà Nguyễn Thị Hà.
-
Giáo dục11 giờ trướcGS.TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho rằng, nên có cơ chế cộng điểm ưu tiên, khuyến khích cho học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 từ năm 2025 nhằm thúc đẩy việc học ngoại ngữ ở các địa phương.
-
Giáo dục14 giờ trướcKết luận thanh tra chỉ ra Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh vượt chỉ tiêu trình độ đại học, thạc sĩ trong 2 năm 2022, 2023.
-
Giáo dục15 giờ trướcNhững ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một câu hỏi tính nhanh với 2 cách tính và 2 đáp án khác nhau, khiến nhiều người tranh cãi, đâu mới là đáp án đúng.
-
Giáo dục16 giờ trướcGhi nhận của phóng viên tại một số trung tâm bồi dưỡng văn hóa ở Hà Nội cho thấy, nhu cầu học thêm của học sinh và phụ huynh là có thật và chính đáng.
-
Giáo dục17 giờ trướcTuy chưa hội ngộ đủ toàn bộ MC từng tham gia dẫn chương trình Olympia nhưng bức ảnh vẫn khiến nhiều khán giả không khỏi thổn thức, bồi hồi.
-
Giáo dục19 giờ trướcThanh tra TP.HCM vừa có kết luận về trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
-
Giáo dục1 ngày trướcLịch nghỉ Tết dương lịch 2025 và nghỉ học kỳ 1 của học sinh cả nước là thông tin được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm.
-
Giáo dục1 ngày trướcPGS.TS Vũ Duy Hải, Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, dự kiến đợt 1 sẽ có khoảng 15.000 – 16.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực, tăng gấp 5 lần năm ngoái.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrường Nguyễn Siêu, Ngôi sao Hoàng Mai, Newton và Liên cấp Việt Úc là 4 trường tư thục đầu tiên ở Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025 là kỳ thi đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới song đến nay, môn thi thứ 3 vẫn chưa được xác định
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi ra tù, Lê Lực (Giang Tây, Trung Quốc) quay trở lại ôn tập, tham gia kỳ thi tuyển sinh và được nhận vào Đại học Giao thông Tây An với kết quả xuất sắc. Câu chuyện của nam sinh là bài học sâu sắc cho giới trẻ.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệc dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh học sinh thì bị cấm, trong khi dạy thêm dưới dạng liên kết lại ngang nhiên tồn tại. Nhiều giáo viên sử dụng “quyền lực mềm” ép học sinh phải học thêm ở các điểm ngoài trường học gây bất bình cho phụ huynh và xã hội. Cần những giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng này?