- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người đàn ông trẻ ở Hà Nội nguy kịch, suy đa tạng sau 5 giờ giết mổ lợn
Sau 5 giờ mổ con lợn chết không rõ nguyên nhân, người đàn ông 32 tuổi sốt rét run, mệt mỏi, kèm theo đau bụng, nôn nhiều sau đó rơi vào tình trạng suy đa tạng.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, thành phố vừa ghi nhận thêm một trường hợp nhiễm liên cầu lợn.
Bệnh nhân là người đàn ông 32 tuổi quê ở Chương Mỹ. Sau 5 giờ mổ con lợn chết không rõ nguyên nhân, anh xuất hiện sốt rét run, mệt mỏi, kèm theo có đau bụng, nôn nhiều.
Gia đình đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhà, sau đó chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), chẩn đoán theo dõi sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.
Bệnh nhân được chỉ định vào điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới. Lúc này, bệnh nhân vẫn trong tình trạng mệt mỏi, lơ mơ, khó thở, đau bụng vật vã và vẫn tiếp tục nôn.
Hai tiếng sau vào viện, bệnh nhân xuất hiện ban xuất huyết hoại tử trên da tăng nhanh, kèm theo suy hô hấp, tụt huyết áp, chuyển đến khoa Hồi sức tích cực.
Khi vào khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân phù toàn thân, nhiều ban xuất huyết hoại tử toàn thân và ở mặt, suy đa phủ tạng, tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu… Thầy thuốc chỉ định cho bệnh nhân lọc máu liên tục, kháng sinh phổ rộng liều cao và can thiệp nhiều thủ thuật chuyên sâu khác. Kết quả cấy máu cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Streptococcus Suis.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân xuất hiện biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tán huyết, hoại tử da… Bệnh nhân được điều trị tích cực trong 21 ngày, tình trạng cải thiện tốt, có thể ra viện trong vài ngày tới. Tuy nhiên, do bệnh nhân đến viện muộn do đó để lại di chứng giảm thính lực.
Theo CDC Hà Nội, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mắc mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp mắc ngay từ đầu đã nặng.
Người có thể lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Liên cầu lợn có thể lây truyền sang người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn hoặc tiết canh lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.
Trên người, biểu hiện thường gặp nhất là viêm màng não mủ (95%) với các biểu hiện thường gặp như: sốt, nhức đầu, nôn, cứng gáy, rối loạn tri giác. 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc tai.
Trường hợp nặng có thể tiến triển nhanh chóng thành nhiễm khuẩn huyết sốc nhiễm khuẩn, trụy mạch, tụt huyết áp, rối loạn đông máu nặng, ban xuất huyết hoại tử toàn thân, tắc mạch, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có khoảng 10 trường hợp mắc liên cầu lợn, đã có ca tử vong. Để phòng tránh bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân cần nấu chín thịt lợn; Không giết mổ lợn bệnh, chết không rõ nguyên nhân, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Sử dụng các trang bị bảo hộ (găng tay) khi giết mổ, chế biến thịt lợn sống.
Khi tiếp xúc với nguồn lây như lợn bệnh và sau ăn thức ăn có nguồn gốc từ lợn không đảm bảo vệ sinh mà xuất hiện các triệu chứng bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên sâu gần nhất để được điều trị để hạn chế các biến chứng và giảm thiểu tỷ lệ tử vong.
Theo VTC News
-
Sức khỏe1 giờ trướcBỏ bữa sáng, uống cà phê khi đói là những thói quen gây hại gan không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe3 giờ trướcMộc nhĩ được ví như 'báu vật đen' trong ẩm thực nhờ giúp món ăn ngon hơn và tốt cho sức khỏe.
-
Sức khỏe5 giờ trướcTrong dịp Tết, tần suất nấu nướng của mỗi gia đình thường tăng lên nhiều. Bởi vậy, bạn cần cân nhắc loại bỏ các loại nồi, chảo có nguy cơ phát tán chất độc hại vào thức ăn.
-
Sức khỏe14 giờ trướcSau khi bị chó cắn, người đàn ông không đi tiêm vắc xin mà đến thầy lang lấy "nọc độc”. Đến vài tháng sau phát bệnh và qua đời do mắc bệnh dại.
-
Sức khỏe15 giờ trướcRau mùi là loại rau quen thuộc trong mâm cơm cỗ trong ngày Tết, vậy uống nước rau mùi mỗi ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe17 giờ trướcChế độ ăn chuối để giữ dáng, giảm cân rất phổ biến, nhưng nên ăn vào thời điểm nào trong ngày để tăng hiệu quả giảm cân thì không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe20 giờ trướcMột nghiên cứu từ dựa trên hơn 8.700 người Nhật Bản đã tiết lộ thêm tác dụng thần kỳ lên sức khỏe của những tách trà xanh.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNước ép hành tây là một phương pháp chữa đau dạ dày tự nhiên hiệu quả nhờ đặc tính tiêu hóa, chống viêm và kháng khuẩn.
-
Sức khỏe22 giờ trướcMỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-40 bệnh nhân suy thận mới, nhiều người dưới 30 tuổi, độ tuổi đang là lao động chính trong gia đình.
-
Sức khỏe22 giờ trướcCó một số nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế hoặc tránh ăn tỏi vì những tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra cho sức khỏe của họ.
-
Sức khỏe22 giờ trướcNgười đàn ông vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do mắc cúm từ người thân và tiền sử dùng thuốc bừa bãi gây suy giảm miễn dịch.
-
Sức khỏe1 ngày trướcUống nước vỏ chanh đun sôi đúng cách sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCây rau hẹ là loại rau gia vị, thường được dùng trong nấu ăn, tác dụng tốt đối với sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười dân đi khám chữa bệnh có thể không cần mang theo thẻ BHYT bản giấy trong trường hợp đã xuất trình các bằng chứng khác có giá trị như thẻ BHYT, gồm: CCCD gắn chíp, tài khoản VNeID mức 2 hoặc thông tin trên ứng dụng VssID.