“Loạn” sách truyện thiếu nhi: Đãi cát tìm vàng

Cứ đến dịp hè, thị trườngtruyện tranh thiếu nhi lại sôi động, nhộn nhịp. Nhằm phục vụ nhu cầu củanhững bạn đọc nhỏ tuổi, ngay từ tháng 5, hàng loạt đầu truyện đã được cácNXB tung ra thị trường. Tuy vậy chất lượng của những sản phẩm này còn nhiềuđiều đáng bàn.

Cứ đến dịp hè, thị trườngtruyện tranh thiếu nhi lại sôi động, nhộn nhịp. Nhằm phục vụ nhu cầu củanhững bạn đọc nhỏ tuổi, ngay từ tháng 5, hàng loạt đầu truyện đã được cácNXB tung ra thị trường. Tuy vậy chất lượng của những sản phẩm này còn nhiềuđiều đáng bàn.

Đa dạng về chủng loại

Sau một thời gian dài khuynh đảo thị trường, hè năm nay truyện tranh đến từ mộtsố nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã phải nhường chỗ cho sách đến từ một số nướcchâu Âu, châu Mỹ. Một số bộ sách văn học kinh điển như Hoàng tử bé, Bác sĩAibolit, Đảo giấu vàng, Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện ly kỳ của Buratino,Truyện cổ Grim, Truyện cổ Andersen đã được các em thiếu nhi đón nhận nồng nhiệt…Bên cạnh đó, một số sách khoa học cũng được tung ra trong hè này với doanh sốbán hàng khá cao do sách được minh họa đẹp và có lối dẫn giải dễ hiểu. Bộ truyệntranh màu về 2 ông hoàng công nghệ Steve Jobs và Mark Zuckerberg với nội dungtái hiện sinh động cuộc đời, sự nghiệp của nhà sáng lập Apple và Facebook cùngnhững buồn vui, thách thức trên con đường vươn tới đỉnh cao sáng tạo của họ đãđược không ít bạn trẻ yêu thích công nghệ lựa chọn.

“Loạn” sách truyện thiếu nhi: Đãi cát tìm vàng
Nhu cầu về sách truyện của trẻ em rất lớn, song thị trường vẫn chưa đáp ứng được

Để hút khách, nhiều nhàxuất bản và nhà sách đã tung ra những chương trình khuyến mãi khá hấpdẫn. Tháng sách Kim Đồng (kéo dài đến giữa tháng 6) với chương trìnhgiảm giá từ 20-50% cùng nhiều phần quà thú vị, áp dụng ở hệ thống cácnhà sách của NXB Kim Đồng trên toàn quốc. Chương trình giảm giá 10% cácloại sách của NXB Trẻ (từ 1 - 15/6)  cũng được áp dụng trên hệ thống nhàsách FAHASA khắp cả nước. Đặc biệt trong vài năm gần đây, lượng tiêu thụsách nội cũng tăng đáng kể. Có thể kể đến thành công vang dội của Chotôi một vé đi tuổi thơ, Tôi là Beto... của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ngoài ra, nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu lịch sử đất nước, các bộtiểu thuyết lịch sử hay nhất cũng được tái bản như: Nhà Chử, Nỏ thần,Đảo hoang, Sao Khuê lấp lánh, Trăng nước Chương Dương, Trên sông truyềnhịch, Bên bờ Thiên Mạc… 

Một số cuốn sách được nhiều thế hệ thiếu nhi yêu thích như Cây bàngkhông rụng lá, Đất rừng phương Nam, Quê nội, Miền xanh thẳm, Một cầncâu, Lớp học anh Bồ câu trắng cũng được tái bản. Kho tàng truyện cổtích, dân gian và truyện lịch sử vốn rất phong phú, đa dạng của Việt Namnhư Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyện Cổ tích Việt Nam chọn lọc cũng thu hútsự chú ý của một lượng độc giả đáng kể… Ở mảng truyện tranh, hè 2012,NXB Kim Đồng giới thiệu đến bạn đọc nhiều tác phẩm truyền thống mới. Nổibật nhất trong đó có 5 cuốn trong bộ truyện tranh Bác Hồ sống mãi và 5cuốn đầu tiên trong bộ truyện tranh Các vị vua hiền. Ngoài ra, nhiều bộsách được đánh giá cao và có lượng tiêu thụ lớn của dòng sách nội dànhcho thiếu nhi là những bộ sách được biên soạn công phu minh họa bắt mắtnhư Danh nhân thế giới gồm 12 tập.

Tràn lan hàng nhái

Dù sức mua có tăng song có thể nói đến thời điểm hiện tại, sách truyệnnội vẫn chưa chiếm thị phần lớn trên thị trường. Chị Nguyễn Thảo Linh -giáo viên mầm non ở quận Tây Hồ chia sẻ: “Đối với các em nhỏ, chúngthường tìm đến cái mới chứ không để ý sách có hay hay không. Do đó tôiphải thường xuyên đi chọn truyện cho con. Khi đến các nhà sách, tôi thấyđể tìm được một cuốn truyện vừa mang tính giáo dục, thẩm mỹ vừa hấp dẫnđược trẻ chẳng khác nào… đãi cát tìm vàng. Hầu hết bộ truyện tranh Việtthường quá chú trọng đến phần chữ, xem nhẹ phần tranh, chủ yếu tranh chỉmang tính minh họa nên khiến trẻ nhanh mỏi mắt, chán đọc. Nhiều cuốntruyện lặp đi lặp lại đề tài lịch sử, cổ tích, rất sáo mòn, khô khan màquên đi tính giải trí. Bên cạnh đó, chúng ta đang thiếu trầm trọng nhữngnhà văn viết cho thiếu nhi, trong khi lớp nhà văn lão làng như Tô Hoàiđã không còn nhiều sức để viết nữa. Có thể nói so với thời trước trẻ conthời nay có quá nhiều thứ để học nhưng khổ ở chỗ chúng phải đọc nhiềutác phẩm chất lượng thấp, kém chọn lọc”…

Theo ông Nguyễn Đăng Trung - chủ một nhà sách trên đường Xuân Thủy, quậnCầu Giấy: “Số lượng sách được tiêu thụ nhiều nhất thuộc về đầu sách pháttriển trí tuệ, chủ yếu phục vụ đối tượng lứa tuổi mầm non như: tô mầu,chuyện kể... Sách phát triển trí tuệ là đầu sách dành cho trẻ từ 2-6tuổi, lứa tuổi trước khi vào lớp 1. Sở dĩ dòng sách này được ưa chuộngnhiều hơn cả là vì chúng cung cấp cho trẻ em những kỹ năng cơ bản nhưdạy trẻ không cáu giận, biết lễ phép lịch sự, biết cảm thông và chiasẻ... So với sách ngoại, sách nội có thế mạnh riêng nhưng phải đầu tưcông phu hơn sách dịch nhiều, từ khâu lên kế hoạch đề tài, viết kịchbản, vẽ minh họa”...

Cũng theo ông Trung, tình trạng  nhiều bộ truyện có nội dung bắt chước,ăn theo những tác phẩm đã thành công xuất hiện ngày càng nhiều. Bên cạnhđó, những truyện phiêu lưu mạo hiểm hay truyện siêu nhân của các tác giảtrong nước bị ảnh hưởng nhiều của truyện ngoại. Một đại diện của NXB KimĐồng thừa nhận, trong 10 năm qua NXB đã tổ chức nhiều cuộc vận động sángtác lớn viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Nhiều tác phẩm đã được NXB chọn in,nhưng khi phát hành ra thị trường, sách không được đón nhận. Ngoài ra,điểm yếu của truyện tranh Việt Nam còn là tình trạng thiếu nghiêm trọngnhững mảng truyện đời thường. Sự thiếu vắng không khí tuổi thơ hiện đạitrong mảng sách thiếu nhi là nguyên nhân khiến một bộ phận thanh thiếunhi Việt Nam bị hấp dẫn bởi những câu chuyện giản dị nhưng vô cùng sốngđộng, lý thú ở các tác phẩm nước ngoài…

Theo ANTĐ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.