Thiếu nữ tâm thần vì "ngộ" chữ

Ở hành lang của Bệnh viện Ban ngày Mai Hương (quận Hai Bà Trưng, HàNội), một bà mẹ với nét mặt đau khổ đang dõi theo đứa con của mình. Bêntrong phòng, cô bé khóc lóc thảm thiết, không chịu hợp tác để bác sĩtiêm. Em bị stress nặng do áp lực học hành.

Ở hành lang củaBệnh viện Ban ngày Mai Hương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), một bà mẹ với nét mặtđau khổ đang dõi theo đứa con của mình. Bên trong phòng, cô bé khóc lóc thảmthiết, không chịu hợp tác để bác sĩ tiêm. Em bị stress nặng do áp lực học hành.

Cô bé có cái têndễ thương là Thảo Nguyên, 16 tuổi, học lớp 10 một trường làng ở Hoằng Hóa, ThanhHóa. Từ khi sinh ra Thảo Nguyên đã hay ốm yếu. Dù vậy, em vẫn cố gắng học hành ởmức khá.

Cách đây 2 tháng,Thảo Nguyên tự nhiên thấy mình không thể tập trung vào học, không hiểu bàigiảng. Lên lớp, thầy cô gọi mà em không trả lời được nên bị phê bình. Về nhà, bốmẹ lại trách mắng bắt em học.

Thiếu nữ tâm thần vì "ngộ" chữ
Các bệnh nhân tuổi teen đến bệnh viện tâm thần điều trị vì học nhiều đa phần là nữ. Ảnh: Phan Dương.

ThảoNguyên sinh ra trong một gia tộc lớn có truyền thống học hành, thi cử ởđất học Hoằng Hóa. Ông nội em là một quan chức to, các bác, các chú vàanh chị em đằng nội đều có bằng cấp này nọ. Chỉ duy có bố em không chịuhọc hành nên giờ áp lực từ dòng họ cứ thế dồn hết lên đầu em.

“Con tôi mệt mỏi,chán nản, sợ học, sợ thi. Cháu cứ nói lung tung, lúc khóc, lúc cười một mình.Ông nội rất sợ tai tiếng nên cấm tiệt không được hé nửa lời với hàng xóm”, mẹThảo Nguyên kể.

“Tôi âm thầm mangcon đi chữa bệnh ở nhiều nơi trong tỉnh nhưng không được. Tôi lại mang cháu vềcúng bói, chữa bệnh tâm linh cũng không thuyên giảm. Lúc ra bệnh viện này, mẹcon tôi cũng ra đi trong lặng lẽ làm hàng xóm cứ tưởng tôi đưa cháu ra Hà Nộichơi”, người mẹ bất hạnh cho biết thêm.

Mẹ con Thảo Nguyênđã đến Bệnh viện ban ngày Mai Hương một tuần nay. Cô bé khóc rất nhiều, khôngchịu hợp tác. Sau hơn một tuần điều trị, giờ em đã ăn, ngủ được.

Mẹ Thảo Nguyên tâmsự: “Có ngày con tôi đòi ăn bún chả, tôi đi mua đến 5 lần về cháu lại không ăn.Nửa đêm đòi kem, đòi hoa quả, đòi gọi điện cho ông nội. Cháu cứ lo lắng, sợ sệtvì không học được, sợ thi trượt, sợ ông mắng”.

“Cả dòng họ nhàtôi đang lo lắng cho con bé lắm. Ông nội cũng bắt chữa trị xong mới được về.Nghe đâu khỏi bệnh phải mất cả năm trời. Tôi cũng phải cố gắng chữa cho cháu”,chị buồn rầu nói.

Đã 3 lần lặn lội từ Đắc Lắc ra Hà Nội mà Hoa – một thiếu nữ 17 tuổi -vẫn chưa hết bệnh. Em học nhiều quá đến nỗi bị mất giọng, hiện đang điều trị tạiViện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai).

Hoa là một cô bénhỏ nhắn có mái tóc dài, nụ cười rạng rỡ. Thế nhưng nhiều lần em không thể cấtthành tiếng chỉ vì học.

“Buổi tối em họctừ gần 7h đến tận 1h sáng. Ban ngày em lại học thâu luôn. Lúc rảnh rỗi, giờ rachơi em cũng không ra ngoài, không nói chuyện với các bạn nhiều. Em thích học,thích đọc sách lắm nên toàn làm những việc đó khi rảnh”, Hoa thì thào kể bằngchất giọng mới lấy lại được vài bữa nay.

Từ cuối tháng 11năm ngoái, Hoa bị căng thẳng, mỏi mệt, không nói được lời nào. Chữa trị trên địabàn không được, mẹ con em khăn gói ra Hà Nội. Chữa trị một thời gian thì em lấylại giọng, nhưng cứ trở về vài bữa, gặp áp lực học căng thẳng cô bé lại khôngthể nói được. Lần này đã là lần thứ 3 Hoa phải ra Hà Nội chữa.

“Mẹ con tôi lạilặn lội hơn 1000 km ra đây. Lần này phải chữa dứt điểm mới cho con về”, mẹ cô bécho biết.

Cũng không khá hơn Hoa là bao, Phương Trà (MạoKhê, Quảng Ninh) phục trên ghế đá cả tiếng hóng gió. Năm nay Trà mới 13 tuổi, emđang là học sinh lớp 7. Cũng vì học nhiều quá mà giờ đây em không thể đi họcnữa.

“Em đi học từ sángđến tối muộn mới về. Ăn uống, tắm rửa một chút rồi em lại học tiếp”, cô bé sợhãi nhớ lại quãng thời gian trước đây.

Trà cho biết thêm:“Trường em học nhiều lắm. Thầy cô dạy trên lớp qua loa, muốn hiểu bài chúng emphải đi học thêm, mà lại học nhiều môn nên em căng thẳng. Giờ em sợ học lắm. Cứnhìn thấy sách là đau đầu, mất kiểm soát bản thân”.

Trà cũng đã hailần đi chữa bệnh. Lần đầu cô bé mơ thấy... người âm. Lúc đi học, tiếng trốngtrường vang lên làm em nhớ lại giấc mơ đó. Vài ngày sau vẫn như thế. Trà bịhoảng loạn, em nhập viện trong tình trạng mê sảng.

Lúc đang chữa bệnhlại đến kỳ thi nên em đòi về. Về nhà, cô bé đau đầu dữ dội nên gia đình lại choem nhập viện.

“Giờ bố quyết địnhkhông bắt em đi học nữa. Bố bảo em cố gắng chữa bệnh. Lúc khỏi sẽ cho em đi chơithật thoải mái. Sau đó cho em đi học tin rồi về làm cho công ty của người quen”,cô bé 13 tuổi dự tính cho tương lai.

Bác sĩ Bế Thị Hiển- Trưởng khoa lâm sàng, Bệnh viện ban ngày Mai Hương cho biết: “Xã hội pháttriển, đối tượng đến điều trị rối loạn tâm thần càng bị trẻ hóa. Mỗi dịp hè bệnhviện tiếp nhận điều trị khoảng 10 bệnh nhân là học sinh bị các chứng bệnh liênquan đến rối loạn tâm lý”.

Các bệnh nhân nàyđa phần là nữ. Bác sĩ Hiển cho biết nguyên nhân khiến các em bị như vậy do họchành quá nhiều, sinh hoạt mất cân đối, ít lao động chân tay…dẫn đến cơ thể bịsuy nhược. Để tránh tình trạng này bố mẹ nên quan tâm đến việc học hành của concái, hướng dẫn con học hành, bồi bổ hợp lý nhất là vào mùa thi. Không nên tạo áplực cao quá so với năng lực của các em.


Theo VNE



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.