Những lệnh cấm lạ trong các trường học ở Việt Nam

Trong thời gian qua, nhiều lệnh cấm kỳ quặc được đặt ra trong các trườngb học ở Việt Nam gây xôn xao dư luận như cấm giáo viên yêu học sinh, cấm mặc quần bò...

Trong thời gian qua, nhiều lệnh cấm kỳ quặc được đặt ra trong các trường học ở Việt Nam gây xôn xao dư luận như cấm giáo viên yêu học sinh, cấm mặc quần bò...

Cấm giáo viên yêu học sinh

Trường CĐ Nghề Việt Mỹ quy định rõ nếu để xảy ra chuyện giảng viên và sinh viên yêu nhau, dù dưới bất kỳ hình thức nào, giảng viên vi phạm đều buộc phải nghỉ việc.

Nhiều người cho rằng, lệnh cấm không tôn trọng quyền tự do cá nhân, có phần cứng nhắc. Ngay lập tức, quy định này đã được tranh luận gay gắt trên các diễn đàn mạng.
Những lệnh cấm lạ trong các trường học ở Việt Nam
Ông Trần Vinh Dự - Chủ tịch Trường CĐ Nghề Việt Mỹ cho biết đây là quy định nội bộ từ lâu tại trường. Tuy nhiên, gần đây một số thầy giáo trong trường có chia sẻ trên trang facebook cá nhân về một số tình huống khó xử khi sinh viên thể hiện tình cảm nên vấn đề này đã được đưa ra bàn luận nhiều.

Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn Kiệt Hiệu trưởng Cao đẳng Nghề Việt Mỹ, TP HCM lý giải, thầy cô lợi dụng quyền lực gạ tình sinh viên đã xảy ra ở Việt Nam và nhiều nước khác.

Cấm yêu sẽ giúp người làm giáo dục ngăn chặn những hành vi vô đạo đức, đồng thời đảm bảo an toàn cho nhiều bạn trẻ. Nếu xuất hiện tình cảm, khó tránh khỏi trường hợp giảng viên ưu ái người mình yêu. Như vậy, giảng đường không còn công bằng.

Cấm sinh viên ngồi trong bóng tối, dưới gốc cây

Nhiều trường cũng đưa ra quy định cấm giảng viên, sinh viên đi dép lê, mặc quần jeans nhằm tạo môi trường văn hóa, lịch sự; phong cách ứng xử chuẩn mực trong giảng đường.

Quy chế văn hóa của đại học Y Hà Nội ngoài quy định về trang phục còn nêu quy định cụ thể về ứng xử, giao tiếp của giảng viên và sinh viên.

Quy định nêu rõ: cán bộ nhân viên, người học phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng lẫn nhau; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm và thân thể người khác.
Những lệnh cấm lạ trong các trường học ở Việt Nam
Quy chế cũng yêu cầu, quan hệ nam nữ phải trong sáng, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; không ngồi trong các khu vực bóng tối, vắng vẻ hoặc có những hành vi không lành mạnh trong khuôn viên trường.

Đối với trang phục của giảng viên và sinh viên yêu cầu mặc áo sơ mi, quần âu và bỏ áo vào quần hoặc trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo; đi giầy hoặc dép có quai hậu.

Lễ phục trong các buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài, được quy định như sau: nam: bộ complê, áo sơ mi, cravat; nữ: áo dài truyền thống (hoặc comple nữ).

Cấm sinh viên đi dép lê, mặc quần bò

Ngày 25/3/2014, ĐH Sư phạm Hà Nội 2 ban hành Quy định trang phục đối với người học ở trường, quy chế yêu cầu khi đến trường, thư viện phải đeo thẻ, mặc trang phục tự chọn đảm bảo: lịch sự, trang nhã, gọn gàng, kín đáo phù hợp với văn hóa truyền thống của người Việt Nam; đi giày hoặc dép có quai hậu; đầu tóc phải gọn gàng, không được nhuộm tóc lòe loẹt… Nếu mặc áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự.

Danh mục trang phục bị cấm cũng được nêu rõ gồm: quần lửng, quần soóc, quần áo ở nhà, quần áo không lịch sự, gây phản cảm, dép không có quai hậu.
Những lệnh cấm lạ trong các trường học ở Việt Nam
Tương tự, ĐH Giao thông vận tải ngày 17/3/2014 ra quy định về trang phục, đồng phục và lễ phục tốt nghiệp, trong đó nêu rõ nguyên tắc chung là “lịch sự, trang nhã, kín đáo, nghiêm túc, phù hợp với lứa tuổi và môi trường giáo dục.

Nghiêm cấm mặc trang phục gây phản cảm (hở hang, in hình ảnh, khẩu hiệu không phù hợp môi trường học đường).

Mới đây, Phó Hiệu trưởng Nguyễn Cao Đạt, Trường ĐH Cửu Long, ký ngày 4/10/2014 về thực hiện văn hóa công sở và trang phục đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên.

Có 8 danh mục bị cấm cụ gồm: Hút thuốc lá trong nhà trường; sử dụng đồ uống có cồn tại công sở (trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ, tết, tiếp khách ngoại giao…).

Quảng cáo thương mại; truy cập website nội dung không lành mạnh; thờ cúng trong phòng làm việc và hoạt động mê tín dị đoan tại đơn vị.

Tổ chức đun nấu, ăn uống, tiếp khách gây mất trật tự trong giờ làm việc ở công sở...

Đáng chú ý, trong quy định còn cấm giảng viên, sinh viên ăn mặc các trang phục hở hang, không lịch sự trong trường; mặc quần jeans, áp thun, mang dép lê.

Cấm mặc váy xẻ cao, trang phục mỏng


Ngày 6/8/2014, ĐH Mỏ - Địa chất cũng ra quy định về Văn hóa học đường. Trong đó, trang phục khi đến trường: sinh viên phải đeo đúng thẻ của mình đã được Nhà trường cấp; mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo (mặc áo sơ mi, nếu trang phục là áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự; mặc quần dài; đi giầy hoặc dép có quai hậu; sinh viên nữ không mặc váy quá ngắn, váy xẻ cao hoặc quá mỏng; khuyến khích sinh viên mặc áo có logo quảng bá hình ảnh của Nhà trường).

Sinh viên vi phạm quy định về trang phục lần 1 bị nhắc nhở, lần 2 khiển trách, hạ 1 mức kết quả rèn luyện thực tế, lần 3 bị cảnh cáo hạ 2 mức kết quả rèn luyện thực tế.
Những lệnh cấm lạ trong các trường học ở Việt Nam
Trong "Quy định Văn hóa học đường", ĐH Phú Yên có nêu rõ về đồng phục: Đối với nam: Mặc quần âu có đeo thắt lưng, các loại áo có cổ và tay; đi giày hoặc dép có quai hậu; áo bỏ trong quần.

Đối với nữ: Mặc quần âu hoặc váy (chiều dài váy phải trùm quá đầu gối), các loại áo có cổ và tay; đi giày hoặc dép có quai hậu. Về lễ phục: không được mặc quần bò (quần jean).

Những trang phục bị cấm mặc trong trường gồm: quần lửng, quần soóc. Các loại áo (trừ các loại áo len, áo khoác) không có cổ, không có tay áo. Các loại quần áo không lịch sự, gây phản cảm. Các loại dép không có quai hậu.

Theo Lưu Ly/VTC News


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.