Những sự thật cha mẹ phải chấp nhận về con cái mình

Dùng những bài thơ dạy con sẽ giúp trẻ tiếp thu lời dạy một cách hứng thú và nhớ rất lâu. Những bài thơ dạy con sẽ giúp bạn không bao giờ cần quát mắng.

Nếu muốn trở thành một người cha hay người mẹ tốt thì trước tiên, bạn phải học cách chấp nhận 5 điều dưới đây.

1. Con bạn sẽ không thể giỏi tất cả mọi thứ

Trên đời này không có ai là hoàn hảo. Ngay đến người lớn còn có những việc không làm được, vì thế sẽ thật vô lý nếu như các cha mẹ yêu cầu bé yêu của mình giỏi tất cả mọi thứ. Hiểu được điều này, cha mẹ sẽ không kì vọng quá nhiều ở con cái nữa, từ đó cũng giảm bớt áp lực đặt lên các bé.

Đừng bắt con mình luôn phải đứng đầu trong một môn học hay môn thể thao nào đó. Bạn chỉ nên giúp con xác định sở trường, đồng thời động viên bé phát huy thế mạnh đó để theo đuổi thứ mình thích. Hãy dạy con “đầu tư” công sức và thời gian vào một trọng điểm, như vậy sẽ hiệu quả hơn là “đầu tư” tràn lan.

 - hình 1

2. Không phải lúc nào bạn cũng có thể “chọn bạn” cho con

Khi các bé còn học mẫu giáo, cha mẹ dường như không cần bận tâm nhiều về chuyện giúp bé “chọn bạn”. Thế nhưng theo thời gian, những mối quan hệ bạn bè của con ở tiểu học, trung học rồi đại học có thể khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu.

Với cách nhìn nhận và đánh giá của người lớn, đôi lúc bạn sẽ thấy không hài lòng với một, hai người bạn của con, thậm chí còn ngăn cấm trẻ chơi với những người bạn đó. Tuy nhiên, sự can thiệp này của cha mẹ thường không được con cái hoan nghênh. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn tâm lý rằng một lúc nào đó, bạn sẽ phải mất nhiều công sức hơn để bảo vệ con khỏi những mối quan hệ mà bạn tin rằng chúng không lành mạnh.

3. Cha mẹ cũng có lúc sai và cần phải xin lỗi con cái

Chẳng ai có thể sống mà không phạm sai lầm và đương nhiên những người làm cha, làm mẹ cũng thế. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại tự cho mình quyền lờ đi lỗi sai của bản thân và không nói lời xin lỗi với con cái. Cha mẹ tốt sẽ không làm như vậy.

Nhận sai và xin lỗi trẻ không khiến cho “cái uy” của phụ huynh bị giảm bớt mà nó thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Việc này đồng thời cũng có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả giáo dục con cái. Nếu ngại nói trực tiếp với con, bạn hoàn toàn có thể thử cách viết thư để xin lỗi, làm lành.

 - hình 2

4. Có sự cách biệt về thời đại giữa cha mẹ và con cái

Tồn tại khoảng cách về tuổi tác, thời đại sống giữa cha mẹ và con cái là điều không thể phủ nhận. Do đó, bạn không nên áp đặt hoàn toàn cách suy nghĩ, hành xử của mình trong mọi trường hợp lên các con.

Các bậc cha mẹ cần chấp nhận rằng một vài kinh nghiệm xưa cũ của mình không phù hợp với cuộc sống hiện nay của giới trẻ nữa. Thay vì áp đặt, bạn hãy cùng trẻ trò chuyện, trao đổi để thu hẹp khoảng cách. Khi đã hiểu nhau hơn, việc tìm ra “tiếng nói chung” giữa cha mẹ và con cái sẽ trở nên rất dễ dàng.

5. Bạn là người cha/mẹ tốt hơn so với những gì bạn vẫn tưởng

Có một minh chứng đơn giản nhưng chính xác, đó là việc bạn chịu bỏ thời gian tìm hiểu những kiến thức nuôi dạy con thế này nói lên rằng bạn là người cha/mẹ tốt. Bởi lẽ, bạn luôn mong muốn mình có thể hiểu con và làm những điều tốt nhất cho con.

Đôi khi, các cha mẹ nên học cách tạm quên đi những gì mình chưa làm được mà hãy nhìn vào những gì mình đã làm được cho trẻ, như chăm cho con cái ăn, cái mặc, lo cho con học hành đầy đủ… Kể cả khi bạn không thể cho bé điều kiện sống tốt nhất thì với tình yêu thương dạt dào của mình, bạn vẫn luôn là người cha/mẹ tuyệt vời. Hãy tin vào điều đó và tiếp tục cố gắng vì con, bạn nhé!

Theo Trí thức trẻ


quy tắc ứng xử

Dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.