Tâm sự giáo viên: Bỏ lại muộn phiền sau cánh cửa lớp

Nghề nào cũng đủ đầy áp lực nhưng dường như nghề giáo đang ngày càng oằn gánh nặng áp lực lên vai người thầy.

Đọc bài viết “Mẹ ơi, nghề giáo vất vả lắm phải không ạ?” trên báo Dân trí với những tâm sự của cô giáo Loát Trần, tôi ngậm ngùi nhận ra hình ảnh của mình trong đó: những lần gắt um với con vì công việc bộn bề, những lần cáu gắt với trò bởi áp lực nghề giáo…

Nghề nào cũng đủ đầy áp lực nhưng dường như nghề giáo đang ngày càng oằn gánh nặng áp lực lên vai người thầy. Bởi những đổi thay liên tục từ chương trình giảng dạy, những kỳ vọng to lớn từ gia đình và xã hội cũng như sự biến chuyển của các nền tảng đạo đức trước những thách thức của thời đại.  

Hẳn là người thầy nào cũng đã trải qua cái cảm giác quay vòng theo những đổi thay liên tục của chương trình giảng dạy theo yêu cầu của ngành. Giáo án phải tích hợp nội dung này chưa bao lâu lại đổi sang tích hợp nội dung khác. Phương pháp giảng dạy phải đổi mới với “bàn tay nặn bột”, 6 bước 5 hoạt động… Đề kiểm tra chuộng hình thức trắc nghiệm một vài năm rồi chuyển sang tự luận giờ quay lại trắc nghiệm…

Tâm sự giáo viên: Bỏ lại muộn phiền sau cánh cửa lớp-1

Người thầy một khi không chuẩn bị sẵn sàng một tâm thế “nhập cuộc”, chuyển động liên tục để đón nhận cái mới thì vô hình trung sẽ tụt lùi, lạc hậu và áp lực sẽ nảy sinh từ trong nội tại người thầy khiến mỗi người bức rứt, khó chịu cũng như đẩy nguồn năng lượng tiêu cực ấy sang học trò, con cái.

Hẳn là người thầy nào cũng trăn trở lo toan khi gánh nặng từ kỳ vọng của xã hội đặt lên vai quá lớn. Người thầy phải thực hiện nhiệm vụ dạy chữ gắn với dạy người, phải đào tạo lớp người trẻ vừa giỏi năng lực vừa giàu phẩm chất. Đó là còn chưa kể giáo viên phải định hướng nghề nghiệp, trau dồi lý tưởng sống, giáo dục kỹ năng sống, uốn nắn giá trị sống cho học sinh.

Trong khi đó, việc dạy học 45 phút mỗi tiết trên lớp chủ yếu vẫn xoay quanh những mục tiêu cần đạt về kiến thức, tập trung vào việc học sinh hiểu bài, làm được bài và đạt điểm cao để đạt chỉ tiêu. Vậy thì nhiệm vụ ‘dạy người” sẽ chen chân vào đâu trong những giờ lên lớp nặng về kiến thức hàn lâm như thế?

Hẳn là người thầy nào cũng bắt đầu mường tượng về sự đổi thay của những giá trị đạo đức mang tính nền tảng trong quan hệ ứng xử giữa người và người. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên đâu đơn thuần là sự tôn kính “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” như xưa?! Cái nhìn của học sinh đối với thầy cô cũng đã nhạt nhòa phần nào cái lễ “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

Thời cuộc thay đổi buộc người thầy cũng phải thay đổi theo chiều hướng tích cực để mỗi người phải luôn là “tấm gương sáng” trước phụ huynh và học sinh. Buông dần cây roi được mặc định “gõ đầu trẻ” để hướng đến các phương pháp kỷ luật mang tính tích cực. Chấp nhận áp lực công việc để dần điều chỉnh tư duy, nhận thức, cảm xúc của chính bản thân người thầy là một trong những điều căn bản, cốt yếu để tồn tại với nghề.

Tiếc rằng, nhiều giáo viên vẫn đang bó mình trong áp lực công việc để rồi chính họ “mang cay đắng lên bục giảng” và hệ lụy là học sinh phải chịu cảnh “giận cá chém thớt”. Học sinh đến lớp nhưng ngày nào cũng đối diện với vẻ mặt cau có, thái độ giận dữ cùng ánh nhìn thiếu thân thiện của giáo viên đứng lớp, thử hỏi các con có thể nào tìm được cảm giác vui vẻ, hạnh phúc trong chính việc học?

Không ai muốn con mình ngày ngày lên lớp đối diện với cơn giận dữ của cô giáo! Vậy nên, lời kêu gọi người thầy “bỏ lại muộn phiền sau cánh cửa lớp” có quá khó thực hiện không? Mong lắm thay…

Theo Dân trí


nhà giáo

giáo viên

nghề giáo


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.