Tiếp sức mùa thi để làm gì?

18 tuổi rồi, không lẽ không biết nhìn trời để biết trời có sắp mưa không mà liệu mang theo áo mưa, việc gì phải có kiểu gương người tốt việc tốt "Sinh viên tình nguyện chịu ướt để che mưa cho thí sinh đi thi?

18 tuổi rồi, không lẽ không biết nhìn trời để biết trời có sắp mưa không mà liệu mang theo áo mưa, việc gì phải có kiểu gương người tốt việc tốt "Sinh viên tình nguyện chịu ướt để che mưa cho thí sinh đi thi?

Dù không thích lắm cái tiêu đề trên, nhưng bắt buộc vẫn phải đặt câu hỏi như thế về câu chuyện dài "Tiếp sức mùa thi". 

Có thể, ở những kỳ thi đại học các năm trước, chuyện tiếp sức mùa thi (TSMT) là một chuyện có đôi chút ích lợi, khi mà hàng trăm ngàn thí sinh ở các tỉnh lẻ phải dồn về các thành phố lớn để dự thi đại học kéo theo rất nhiều những vấn đề về đi lại, chỗ trọ, ăn uống... và chuyện TSMT là một trong nhiều phương cách để giải quyết những khó khăn đó.

Tuy nhiên, 2 năm gần đây, chuyện thi THPT Quốc gia đã không còn gay go như trước, đặc biệt năm 2016 này thì mỗi tỉnh đều có các cụm thi THPT Quốc gia thế nên chuyện đi thi cũng chẳng còn là gì ghê gớm nữa cả. Học sinh cùng lắm đi từ xã lên huyện, hoặc qua huyện khác cũng chẳng bao xa.

Vì thế, đã đến lúc cần xem lại cách tổ chức TSMT như thói quen lâu nay vẫn làm có cần thiết hay không? hay chúng ta đang sa vào vấn đề hình thức, thậm chí là một sự lãng phí tiền của cực lớn mà các bạn trẻ đang nhắm mắt làm một cách cảm tính mà không suy nghĩ.

Một con số đáng để chúng ta suy nghĩ: Tiếp sức mùa thi năm nay ở TPHCM huy động 22 000 tình nguyện viên để phục vụ cho 66 700 thí sinh dự thi. Liệu đây có là sự lãng phí nhân lực và tiền tài không? Có thành đoàn nào, tỉnh đoàn nào, hội sinh viên nào thử thống kê xem sau một mùa TSMT như thế chúng ta đã phải đổ ra bao nhiêu tiền của không? Chắc hẳn con số đó không phải là trăm triệu mà phải tính bằng đơn vị tỷ.

tiep suc mua thi de lam gi? - 1

Sinh viên tình nguyện vỗ và bắt tay thí sinh thi xong.

tiep suc mua thi de lam gi? - 2

Một sinh viên tình nguyện đội mưa che cho sĩ tử.

tiep suc mua thi de lam gi? - 3

Thí sinh vô tư xả rác, tình nguyện viên nai lưng dọn rác.

tiep suc mua thi de lam gi? - 4

Điện thoại đánh thức mùa thi phục vụ thí sinh khỏi ngủ quên

Đôi lúc mình ngồi băn khoăn tự hỏi: "ủa, chúng ta luôn khuyến khích các bạn trẻ phải mạnh mẽ, phải tự thân vận động, phải biết sắp xếp cuộc sống và công việc của mình, vậy thì can cớ gì 18 tuổi rồi (cái tuổi mà ở các nước khác, các bạn ấy đã có thể vác balo đi cùng thế giới) ở Việt Nam chúng ta lại phải chăm sóc từng chút như kiểu chăm các bé nhà trẻ vậy?

Ông bà dạy xưa dạy rồi "Đường đi ở cửa miệng", vậy thì cớ gì 18 tuổi không kiếm được điểm trường thi mà phải đón rước, chở tới chở lui... ? 18 tuổi rồi, tự lo cho thân mình đi chứ, cớ sao lại có cái chuyện sinh viên TSMT phải gọi các bạn thí sinh dậy sớm để đi thi đúng giờ?!

18 tuổi rồi, không lẽ không biết nhìn trời để biết trời có sắp mưa không mà liệu mang theo cái áo mưa, việc gì phải có kiểu gương người tốt việc tốt: "Sinh viên tình nguyện TSMT chịu ướt để che mưa cho thí sinh đi thi?

"Kỳ thi THPT quốc gia cũng chỉ là một kỳ kiểm tra chất lượng bình thường, có gì ghê gớm đâu, mà nhiều nơi sinh viên tình nguyện dàn hàng chào đón thí sinh từ phòng thi ra, bắt tay, vỗ tay hò reo cứ như là đón một vị anh hùng vậy???

Hãy để cho các thí sinh tự lực bằng chính bản thân các em, bài học đầu đời khi các em trưởng thành. Đừng bao bọc các em quá mức như những đứa trẻ nít.

Còn chuyện giữ an ninh trật tự điểm thi, chúng ta đã có lực lượng chuyên trách rất đông làm chuyện đó: Công an phường, Dân quân, bảo vệ dân phố... nhiêu đó đủ để điều phối hoạt động an ninh điểm thi, chẳng cần gì đến mấy chục bạn TSMT ở những điểm thi ngồi cả mấy tiếng đồng hồ để chỉ làm việc chưa tới 20 phút, một sự lãng phí thời gian quá lớn.

Đồng ý, sẽ có những trường hợp đặc biệt cần trợ giúp chẳng hạn như các bạn khuyết tật, các trường hợp khó khăn về ăn, ở.... Tất nhiên số trường hợp đó có thể chỉ vài phần trăm trong con số 66.700 thí sinh. Vậy thì chúng ta chỉ cần huy động số tình nguyện viên vừa đủ để trợ giúp con số đó là ổn, đâu cần phải huy động tới 22.000 bạn sinh viên chỉ để có mặt cho đông.

Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh

Theo Khám Phá


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.