Tốt nghiệp ĐH danh giá, "người đàn ông chưa cai sữa" ở nhà với mẹ, tắm chung 1 lần/tuần

Mới đây, đài truyền hình Nhật Bản AbemaTV đã phát sóng một chương trình có tựa đề khá gây chú ý “Người đàn ông chưa cai sữa”.

Mối quan hệ của cha mẹ - con cái càng thân thiết, gắn bó sẽ càng có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng vấn đề gì cũng có mức độ và giới hạn của chúng. Nếu con cái quá ỉ lại vào cha mẹ, cha mẹ một mực che chở, bảo vệ con sẽ chỉ gây hại cho trẻ mà thôi.

Mới đây, đài truyền hình Nhật Bản AbemaTV đã phát sóng một chương trình có tựa đề khá gây chú ý “Người đàn ông chưa cai sữa”. Nội dung chương trình phản ánh thực trạng trong một bộ phận gia đình Nhật Bản, khi mà con trai quá thân thiết với mẹ. Thậm chí đến tuổi trưởng thành, những người đàn ông này vẫn không thể tách rời mẹ để sống độc lập.

Mối quan hệ giữa mẹ và con trai quá tốt đã trở thành sự phụ thuộc và gây ra những ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đối với đứa con.

Để điều tra tình trạng ỷ lại của con trai vào mẹ, nhóm làm chương trình đã ghé thăm nhà của một “người đàn ông chưa cai sữa”. 

Người đàn ông này tên là Nauta, 33 tuổi, thường kiếm tiền sinh hoạt bằng cách làm gia sư. Cha của anh là một bác sĩ, thuộc nhóm người có thu nhập cao ở Nhật Bản. Còn mẹ anh là một người làm nội trợ. Nauta là anh cả trong gia đình có 2 anh em trai.

Tốt nghiệp ĐH danh giá, người đàn ông chưa cai sữa ở nhà với mẹ, tắm chung 1 lần/tuần-1
Anh Nauta, 33 tuổi, nhân vật của chương trình.

Nói về mối quan hệ quá mức thân thiết, thậm chí là ỉ lại, dựa dẫm vào mẹ của mình, Nauta cho rằng điều đó hoàn toàn bình thường. Và anh cũng khẳng định anh rất yêu mẹ mình.

Hiện Nauta làm gia sư với mức thu nhập khoảng 70.000 yên/tháng (hơn 14 triệu đồng). Đây là mức thu nhập vô cùng thấp ở Nhật Bản, chỉ bằng 1/3 thu nhập của các sinh viên mới ra trường. 

Tốt nghiệp ĐH danh giá, người đàn ông chưa cai sữa ở nhà với mẹ, tắm chung 1 lần/tuần-2

Công việc chính hiện tại của anh là làm gia sư với mức thu nhập ít ỏi dù anh tốt nghiệp ĐH Tokyo danh giá.

Nhưng người xem đã phải ngạc nhiên vô cùng khi được tiết lộ, trước đây Nauta là một sinh viên vô cùng ưu tú. Nhờ thành tích tốt anh được nhận vào Đại học Tokyo, là trường Đại học danh giá ở Nhật Bản. 

Nhưng sau khi tốt nghiệp Đại học, Nauta đã không gia nhập xã hội, đi làm phát triển sự nghiệp để gặt hái thành công mà lại chọn lựa ở nhà làm gia sư với mức thu nhập ít ỏi. Và chắc chắn công việc của anh hiện tại cũng chẳng hề có tương lai rạng ngời, được nhiều người ngưỡng mộ. Nguyên nhân phần lớn là do anh không thể sống tự lập nếu không có mẹ bên cạnh. 

Nauta tiết lộ anh không hề lo lắng khi mình kiếm được ít tiền vì bố mẹ anh vẫn cho con trai tiền tiêu vặt, dù anh đã 33 tuổi. Ngoài ra, quần áo của anh toàn bộ vẫn là mẹ mua cho, đến tiền cắt tóc cũng do mẹ anh trả. Mẹ anh trả mọi chi phí cho khoản ngoại hình của con trai mình.

Tốt nghiệp ĐH danh giá, người đàn ông chưa cai sữa ở nhà với mẹ, tắm chung 1 lần/tuần-3Mẹ anh vẫn mua quần áo và trả tiền cắt tóc cho con trai 33 tuổi.

Điều khiến khán giả kinh hãi hơn nữa là, Nauta và mẹ anh vẫn tắm chung ở nhà tắm công cộng 1 lần/tuần. Nauta rất khó hiểu khi mọi người lại cảm thấy ngạc nhiên về điều đó. “Vừa tắm vừa tâm sự với mẹ không phải rất vui vẻ sao?”, anh thắc mắc.

Về việc từng ấy tuổi vẫn phụ thuộc kinh tế cha mẹ, Nauta nói: “Cha mẹ cũng từng yêu cầu tôi phải độc lập tài chính nhưng tôi thật sự không có bất kỳ khả năng tài chính nào. Hơn nữa, mỗi lần xin tiền phải nghe mẹ lải nhải cũng vất vả lắm chứ. Đó chính là điều tôi phải trả giá còn gì, đâu phải xin không đâu”.

Dưới Nauta còn có một cậu em trai và em trai anh cũng rất quấn quýt với mẹ. Thậm chí hai anh em còn nhiều lần tắm chung cùng mẹ mình.

Tốt nghiệp ĐH danh giá, người đàn ông chưa cai sữa ở nhà với mẹ, tắm chung 1 lần/tuần-4Tốt nghiệp ĐH danh giá, người đàn ông chưa cai sữa ở nhà với mẹ, tắm chung 1 lần/tuần-5

Anh là sinh viên tốt nghiệp ĐH hàng đầu nhưng không đi làm vì không thể rời xa được mẹ.

Sau đó, nhóm làm chương trình muốn phỏng vấn mẹ của Nauta nhưng bị bà mẹ này từ chối. Có lẽ chính bà cũng cảm thấy xấu hổ về cậu con trai của mình, chẳng có gì vui vẻ, tự hào mà khoe trước mặt mọi người. Song đến lúc này bà mẹ ấy mới hối hận thì cũng đã muộn. 

Chính sự nuông chiều thái quá của cha mẹ đối với con cái đã nuôi dạy ra những đứa trẻ hèn nhát, ỷ lại và một mực không muốn rời xa đôi cánh chở che của cha mẹ như vậy. Do đó, ngay từ bây giờ, khi con còn nhỏ, cha mẹ phải chú ý rèn luyện cho trẻ tính tự lập, xây dựng ở con lòng can đảm và ý thức tự chịu trách nhiệm. 

Để dạy con sống tự lập, cha mẹ hãy thực hiện theo 5 bước sau:

Bước 1: Dạy trẻ những kỹ năng cần thiết trước tiên

Đầu tiên, cha mẹ phải dạy con tự lập sống dựa vào chính đôi tay của mình ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ em từ 2 tuổi trở đi đã dần nhận thức được mọi thứ xung quanh và đây cũng là giai đoạn quan trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ ở tuổi này nên được dạy để thành thục những kỹ năng cơ bản phù hợp như:

- Kỹ năng giữ vệ sinh: Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh là điều bố mẹ cần dạy con để trở thành em bé văn minh, tự lập. Nhiều trẻ 2 tuổi đã biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau khi đi vệ sinh, cho quần áo bẩn vào máy giặt, bỏ rác đúng nơi quy định, nhặt rác xung quanh, dọn đồ chơi sau khi chơi xong,...

- Kỹ năng chăm sóc bản thân: Nếu cha mẹ dạy bé biết tự thay quần áo, tự đánh răng, tự đi, tự ăn uống,... thì sẽ vô cùng bất ngờ về tính tự giác của trẻ sau một thời gian ngắn, trẻ sinh hoạt giống như một người lớn, khiến cha mẹ không cần quá bận rộn để chăm sóc trẻ mà chính trẻ cũng rất vui vẻ khi được khen ngợi và tự làm việc của mình.

- Kỹ năng giúp đỡ người khác: Ở độ tuổi 2 - 4 tuổi bố mẹ nên cho trẻ biết giúp đỡ người khác là một việc tốt và nên được thực hiện thường xuyên. Những công việc nhẹ bé có thể giúp được như bật quạt, bật tivi (vị trí thấp), lấy chén ăn cơm, xách phụ đồ đạc, tưới cây...

Bước 2: Cha mẹ cần kiên nhẫn khi dạy con

Ngoài việc rất khuyến khích cho con trẻ tự lập và tạo môi trường cho con rèn luyện kỹ năng sống, thì cha mẹ cũng chính là những người hay mất kiên nhẫn khi chờ đợi con thực hiện. Mặc dù khá khó khăn và mất thời gian nhưng khi con trẻ cố gắng làm một điều gì đó vì tính tò mò hoặc cũng có thể là bắt chước người khác thì cha mẹ nên cố gắng kiên nhẫn chờ đợi xem con đã làm đúng hay chưa.

Đầu tư thời gian và thái độ cho con là một trong những cách tạo cho con một tương lai tốt mà cha mẹ có thể làm được. Lắng nghe lời nói và hành động của con cũng là phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi biết cách xử lý và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Thay vì xỏ giúp con, hãy lặng lẽ quan sát cách bé đang cố gắng mang giày vào chân và hướng dẫn cho bé khi cần.

Tốt nghiệp ĐH danh giá, người đàn ông chưa cai sữa ở nhà với mẹ, tắm chung 1 lần/tuần-6Từ 2 tuổi trở đi là giai đoạn quan trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Bước 3: Tạo môi trường sinh hoạt có tính tổ chức

Trẻ con rất nhạy cảm trong việc bắt chước người lớn. Vì vậy mà mọi hoạt động và việc làm của các thành viên trong gia đình đều có thể được bé ghi nhận lại một cách âm thầm lặng lẽ và sẽ bắt chước làm theo khi nào bé học được. Cha mẹ là người làm việc có kế hoạch, có tổ chức về thời gian không gian.

Ví dụ bữa sáng sẽ ăn ở đâu, lúc nào, mỗi ngày đều làm việc nhà giờ nào, đồ đạc để ở đâu vì sao, là những điều người lớn lập kế hoạch và thực hiện hàng ngày để tạo thói quen tốt cho bé. Một ví dụ như khi bạn nhặt rau, bạn nên giải thích và hướng dẫn để con bạn có thể hiểu cách nhặt rau và tại sao phải nhặt rau, từ đó, bé hình thành suy nghĩ và hành động đúng đắn về các công việc phụ giúp gia đình.

Bước 4: Phân công công việc cho mỗi người

Mỗi người trong gia đình đều có công việc riêng nhưng trách nhiệm chung vẫn là vun đắp cho tổ ấm. Nếu giao việc vừa sức cho bé cùng những câu khen ngợi, trẻ sẽ vô cùng hãnh diện vì là một thành viên, một người lao động chân chính. Ví dụ: Khi bố đi làm về thì bé có thể giúp bố cất áo, cất nón và các hành động này nên được khuyến khích lặp lại thường xuyên.

Bước 5: Khuyến khích trẻ lao động

Lao động mang đến cho con người cảm giác được giải phóng năng lượng, gặt hái niềm vui khi được đền đáp xứng đáng. Việc tạo môi trường cho con làm việc và khen ngợi sẽ đem đến những biểu hiện tích cực cho bé. Bé sẽ vui mừng hơn khi được cha mẹ khen ngoan, khen giỏi. Điều này rất có ý nghĩa,nó sẽ khuyến khích những hành động tốt của bé trở thành thói quen, từ đó sẽ hình thành tính cách của trẻ.

Trẻ em có kỹ năng sống tự lập sẽ đạt được vô vàn lợi ích. Trẻ tự tin vào khả năng của bản thân, vui vẻ và hãnh diện vì bản thân làm được những điều như người lớn. Cha mẹ không cần quá nhiều thời gian chăm sóc và nâng niu trẻ. Ngoài những điều đó, trẻ có kỹ năng sống này còn có khả năng thích nghi tuyệt vời với mọi hoàn cảnh.

Theo Thoidaiplus.giadinh.net.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/tot-nghiep-dh-danh-gia-nguoi-dan-ong-chua-cai-sua-o-nha-voi-me-tam-chung-1-lantuan-d234766.html

dạy con tự lập

dạy con kỹ năng sống


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.