Trẻ bắt đầu đi học từ năm 7 tuổi sẽ tốt hơn

Một nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra rằng những trẻ bắt đầu đi học từ tuổi lên 7 sẽ có khả năng tập trung và thành tích học tập tốt hơn so với những trẻ bắt đầu học ở độ tuổi sớm hơn.

Một nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra rằng những trẻ bắt đầu đi học từ tuổi lên 7 sẽ có khả năng tập trung và thành tích học tập tốt hơn so với những trẻ bắt đầu học ở độ tuổi sớm hơn.

Trang mạng Science Alert dẫn báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Stanford, Mỹ trên hàng chục nghìn bậc phụ huynh tại Đan Mạch, nơi trẻ bắt đầu cấp tiểu học từ năm 7 tuổi, chỉ ra rằng những trẻ đi học khi lên 7 có sự tập trung cũng như giảm tính hiếu động đi đáng kể, điều giúp các em chú tâm hơn vào việc học, qua đó góp phần cải thiện kết quả học tập. Và những thay đổi này có thể kéo dài tới tận năm 11 tuổi.

Theo đó, những trẻ 11 tuổi và được đi học từ năm 7 tuổi, so với thông thường là 6 tuổi, sẽ giảm tới 73% sự thiếu tập trung và tính hiếu động.

Hiện nhiều nước phát triển trên thế giới cũng đang chọn cách lùi độ tuổi bắt đầu vào bậc tiểu học thêm 1 năm. Tuy nhiên, báo cáo trên là những dẫn chứng xác thực đầu tiên chỉ ra những lợi ích của việc cho trẻ bắt đầu cấp tiểu học từ tuổi lên 7. Nhóm nghiên cứu cho biết lợi ích của việc cho trẻ đi học muộn nhiều hơn những gì mà họ nghĩ khi trong thực tế, để trẻ chờ đợi thêm một năm có thể loại bỏ được những nguy cơ về sự thiếu tập trung và hiếu động quá mức ở trẻ. Và đây cũng là cơ sở để cho các bậc phụ huynh cùng các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định hợp lý.

Tuy nhiên nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng sự tập trung và khả năng giảm việc hiếu động ở trẻ chỉ là 2 trong số nhiều khía cạnh liên quan tới việc phát triển của trẻ. Ngoài ra, hệ thống nhà trẻ và mẫu giáo với cơ sở vật chất tốt tại Đan Mạch cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới nghiên cứu này. Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng nếu hội đủ những yếu tố có lợi trên thì việc cho trẻ bắt đầu bậc tiểu học từ năm lên 7 sẽ đem lại những hiệu ứng tích cực hơn đối với sự phát triển của trẻ.

Theo Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.