Trẻ em Nhật có thể tự mình đi tàu điện
ngầm đến trường, thậm chí một mình đi mua đồ giúp bố mẹ… mà không cần có
bố mẹ đi cùng từ khi còn rất nhỏ.
Một cảnh mà bạn sẽ thường thấy nếu đang sinh sống ở Nhật là những
đứa trẻ nhỏ tầm 6-7 tuổi đi một mình trên các phương tiện giao thông
công cộng. Chúng tự tin ngồi một mình trên một toa xe lửa hoặc đi theo
nhóm nhỏ hoặc đang loay hoay tìm chỗ ngồi cho mình.
Những
đứa trẻ tầm 6-7 tuổi trong trang phục học sinh gồm giày da bóng, đi tất
dài, mặc váy kẻ sọc, đội mũ rộng vành có quai kéo xuống cằm và đeo cặp
sách trên lưng.
Hình ảnh bạn sẽ thường bắt gặp khi đi tàu điện ngầm ở Nhật.
Có
thể bạn sẽ ngạc nhiên đặt câu hỏi: "Bố mẹ của những đứa trẻ này đâu?"
hay "Tại sao chúng lại có thể một mình đi lại nơi công cộng khi còn nhỏ
mà không sợ sệt bất cứ điều gì?"
Khám phá những điều thú vị dưới đây chắc chắn bạn sẽ có câu trả lời.
Trẻ em Nhật Bản được “đào tạo” tính tự lập từ rất sớm
Những đứa trẻ một mình đi học mà không cần sự đưa đón của bố mẹ.
Các
ông bố, bà mẹ Nhật sẽ “đẩy” con ra xã hội từ rất sớm. Một chương trình
truyền hình thú vị ở Nhật được rất nhiều các ông bố bà mẹ hưởng ứng là
Hajimete no Otsukai, hoặc My First Errand – trong đó trẻ sẽ được bố mẹ
giao 2-3 nhiệm vụ và sẽ phải hoàn thành công việc đó một mình, hoặc tìm
cách để hoàn thành. Nhiệm vụ đó có thể là bán rau quả, bánh mỳ, hoặc
giúp bố mẹ đi mua đồ… Sau đó hoạt động của những đứa trẻ sẽ được máy
quay bí mật ghi lại. Chương trình này đã chạy trong suốt hơn 25 năm.
Đây là ví dụ cho thấy, cách người Nhật dạy con. Họ để con tự do và tự lập từ rất sớm.
Kể cả khi ở nhà hay đi học, ba mẹ đều khuyến khích con tự làm những việc cá nhân của mình. Trẻ em Nhật tự mình mặc quần áo, mang giày và xách đồ của mình. Trẻ em Nhật
thay đồ rất nhiều khi đến trường. Khi mới đến lớp, bé phải tháo giày ra
và thay bằng dép đi trong nhà. Nếu có giờ học thể dục, bé cũng phải tự
thay đồ và giày trong giờ ra chơi. Khi tham gia các câu lạc bộ, bé lại
thay đồ cho phù hợp với nội dung câu lạc bộ mà mình tham gia...
Chính vì đã được rèn luyện tính tự lập trong tất cả mọi hoạt động nên việc trẻ tự đi học cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Trẻ em Nhật được dạy về văn hóa hỗ trợ nhau từ rất sớm
Trẻ em ở Nhật Bản được dạy về văn hóa hỗ trợ nhau từ rất sớm.
Điều này được thể hiện rất rõ trong như bữa trưa tại trường học của trẻ em Nhật.
Đoàn kết, tương trợ nhau là một nét văn hóa trong các trường học ở đây.
Mỗi ngày ở lớp sẽ chọn ra một nhóm học sinh để phục vụ bữa trưa từ đầu
đến cuối cho các bạn, bao gồm cả công việc dọn dẹp sau khi kết thúc bữa
ăn. Trẻ sẽ được thay phiên nhau phục vụ những bữa trưa, được học cách
“phân phối lao động”, học cách vệ sinh và tự phục vụ bữa trưa của mình.
Trẻ được dạy rằng việc đi lấy đồ ăn và phân phối cho các bạn là niềm
vinh dự đáng tự hào, bởi đó là cơ hội cho chúng chứng tỏ mình là người
có trách nhiệm và có thể tin cậy. Qua đó trẻ em biết cách nhờ cậy lẫn
nhau mà không hề e dè sợ sệt.
Theo Dwayne
Dixon, một nhà nhân chủng học chuyên nghiên cứu về văn hóa, người đã
viết luận án tiến sĩ nghiên cứu về những người trẻ tuổi Nhật Bản cho
biết: “Tại Nhật Bản, ngay từ nhỏ trẻ
em đã được học về việc bất cứ ai trong cộng đồng cũng được kêu gọi để
sẵn lòng giúp đỡ người khác. Một
đứa trẻ tại Nhật khi ở ngoài đường, chúng tự thấy an tâm khi biết rằng
có thể được bất kỳ một người lớn nào giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp".
Sự quyết tâm của bố mẹ
Bố mẹ ở Nhật thường tin tưởng "gửi con vào cuộc hành trình" từ khi còn rất nhỏ.
Có một câu tục ngữ phổ biến ở Nhật Bản đó là "Kawaii ko ni wa tabi o saseyo" tạm dịch "Gửi con yêu dấu vào cuộc hành trình”.
Tức là ngay từ đầu, bố mẹ Nhật đã xác định rằng việc để con tự lập,
không quá bao bọc, hay nói cách khác "gửi con vào cuộc hành trình" không
có bố mẹ kè kè ở bên chính là đang mang lại những điều tốt đẹp cho con
sau này.
Câu nói này cho rằng trẻ em nên tìm
hiểu để học cách đối mặt với những thử thách và khó khăn của cuộc sống
ngay từ những giai đoạn đầu khi còn nhỏ. Thực tế là trẻ em Nhật thường
được học cách trở nên độc lập và tự chăm sóc bản thân ngay từ nhỏ, rất
khác so với những đứa trẻ ở nhiều nước.
Hơn
nữa, theo truyền thống, phụ nữ ở Nhật Bản thường sẽ nghỉ việc để ở nhà,
chăm sóc gia đình, con cái khi đã kết hôn. Những trường hợp này có thể
đưa con đến trường hàng ngày. Nhưng ngày nay, những người phụ nữ hiện
đại của Nhật Bản cũng đi làm như chồng .Vì vậy, họ không thể cho con đi
học nữa đặc biệt là nếu cả hai mẹ con mẹ đi làm và con đi học mỗi người
đi một hướng.
Trẻ em ở Nhật cũng được bố mẹ
dạy cách dùng công nghệ, điện thoại từ khá sớm để dùng trong những
trường hợp khẩn cấp. Bố mẹ sẽ cho phép chúng dùng điện thoại có gắn GPS
để có thể biết được con mình đang ở đâu khi cần. Chính vì vậy, việc
"thả" con ra cũng khiến bố mẹ phần nào yên tâm hơn.
Theo Trí Thức Trẻ