Trình độ tiếng Anh của người Việt vượt Thái Lan, Nhật Bản?

Theo bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ năm 2015 của một tổ chức quốc tế, Việt Nam vượt qua các nước như Nhật Bản, Thái Lan… điều này khiến cho nhiều người nghi ngờ kết quả chỉ là để “tham khảo”.

Theo bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ năm 2015 của một tổ chức quốc tế, Việt Nam vượt qua các nước như Nhật Bản, Thái Lan… điều này khiến cho nhiều người nghi ngờ kết quả chỉ là để “tham khảo”.

Tổ chức giáo dục EF Education First (Thụy Sỹ) vừa công bố Bảng xếp hạng năng lực anh ngữ 2015 của EF. Theo bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ EF (EF EPI) năm 2015, Việt Nam xếp thứ 29/70 quốc gia về khả năng tiếng Anh, xếp trên các quốc gia, vùng lãnh thổ khu vực châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Hồng Kông, Thái Lan... So với năm ngoái, mức độ thạo tiếng Anh của Việt Nam đã tăng 3 bậc.

Bản báo cáo dựa trên các kết quả phân tích đã chỉ ra xu hướng học tiếng Anh hiện nay ở các khu vực, vùng lãnh thổ và trên toàn cầu, đồng thời phân tích mối tương quan giữa mức độ thông thạo tiếng Anh của các quốc gia và tính cạnh tranh của các nền kinh tế.

Bản báo cáo EF EPI năm nay xếp hạng 70 quốc gia từ nguồn dữ liệu của 910 nghìn người trưởng thành học tiếng Anh trên toàn thế giới. Trình độ tiếng Anh của người Việt Nam đứng thứ 5 châu Á với 53,81 điểm, sau Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Báo cáo của EF EPI năm 2015 cho thấy Việt Nam xếp 29/70 quốc gia xếp hạng về năng lực Tiếng Anh.
Báo cáo của EF EPI năm 2015 cho thấy Việt Nam xếp 29/70 quốc gia xếp hạng về năng lực Tiếng Anh.

Cũng theo EF EPI, phụ nữ nói tiếng Anh tốt hơn nam giới ở phần lớn các nước được đánh giá, nhưng khoảng cách liên quan đến giới tính này không đáng kể ở các nước thuần thục tiếng Anh khu vực Bắc Âu. Trong những năm gần đây, ở châu Á, Việt Nam và Ấn Độ có xu hướng học tiếng Anh tăng lên. Các nước như Thái Lan, Trung Quốc có xu hướng giảm nhu cầu học tiếng Anh.

The giải thích của một cán bộ của EF EPI khu vực châu Á, người Việt Nam học ngữ pháp rất tốt nên có thể hiểu phần nào trình độ tiếng Anh của người Việt Nam xếp trên Thái Lan. Trong thời gian tới, EF EPI sẽ thêm phần nói và hướng tới kiểm tra toàn bộ 4 kỹ năng thì chắc thứ hạng sẽ khác. Bên cạnh đó, chất lượng Tiếng Anh của Việt Nam tăng lên là kết quả ban đầu của Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân của Chính phủ Việt Nam.

Đối với những người dạy và học ngoại ngữ đây có thể là “tin sốc”, tuy nhiên nếu theo dõi các bác xếp hạng của EF EPI trong những năm gần đây cho thấy, mức xếp hạng của Việt Nam ngày càng ổn định và tăng nhẹ, trong khi đó một số quốc gia của châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan vẫn luôn bị Việt Nam “vượt mặt”. Điều này có thể khiến nhiều người nghi ngờ bởi trình độ Tiếng Anh ở Việt Nam những năm gần đây bộc lộ nhiều bất cập.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, việc dạy và học ngoại ngữ hiện nay còn nhiều bất cập, chất lượng thấp, trình độ, năng lực của học sinh ở các vùng sâu, vùng xa chênh lệch so với các thành phố. Hơn nữa, cách thức thi cử môn ngoại ngữ lạc hậu, bằng trắc nghiệm cũng chỉ đánh giá học sinh về từ vựng, ngữ pháp.

Nhiều chuyên gia nhận xét, việc đào tạo ngoại ngữ trong nước hiện đã lỗi thời so với nhiều nước trên thế giới. Bất cập trong việc dạy và học môn Tiếng Anh ở nước ta đội ngũ giáo viên trình độ năng lực chưa “đạt chuẩn” nhiều, thiếu thốn về các phương tiện bổ trợ, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, việc học môn Tiếng Anh còn nhiều bất cập.

Theo đó, năng lực Tiếng Anh ở Việt Nam dẫu có được cải thiện từng năm, nhưng đánh giá xếp hạng vượt xa các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực sẽ chỉ mang tính “tham khảo”, khác xa so với năng lực thực tế giữa các quốc gia. Nhất là trong bối cảnh báo cáo của EF EPI chỉ dựa trên các bài kiểm tra ngẫu nhiên, số lượng người tham gia không lớn.

Theo Gia đình & Xã hội


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.