Vụ trói chân tay trẻ: ‘Bảo mẫu có thể bị xử phạt cao nhất 3 năm tù'

Theo luật sư Nguyễn Danh Huế, hành vi của các cô giáo này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 110 Bộ Luật Hình Sự và mức xử phạt cao nhất có thể lên đến 3 năm tù.

Theo luật sư Nguyễn Danh Huế, hành vi của các cô giáo này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 110 Bộ Luật Hình Sự và mức xử phạt cao nhất có thể lên đến 3 năm tù.

Mấy ngày qua, vụ việc một bé trai 15 tháng tuổi ở Quảng Bình đã bị 3 cô bảo mẫu tại cơ sở giữ trẻ không phép trên địa bàn đã có hành vi trói chân, tay, nhét giẻ vào mồm khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.

Cơ sở mầm non bị 'tố' trói chân tay trẻ đã bị đóng cửa.

Xung quanh việc này, PV đã có những trao đổi, phỏng vấn với Luật sư Nguyễn Danh Huế, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

Luật sư Nguyễn Danh Huế, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

PV: Chào anh, vụ việc một cháu nhỏ 15 tháng tuổi tại Quảng Bình bị 3 cô bảo mẫu trói chân, tay đang xôn xao dư luận mấy ngày qua. Anh có ý kiến gì xung quanh vụ việc này?

LS Nguyễn Danh Huế: 'Trong những năm gần đây, xuất hiện nhiều vụ việc các cô giáo mầm non hay bảo mẫu có những hành vi sự dụng bạo lực gây tổn hại đến thể xác và tinh thần trẻ nhỏ, có những vụ việc thu hút sự quan tâm rất lớn và gây nên sự phẫn nộ trong dư luận cả nước, gây tâm lý hoang mang cho các bậc cha mẹ khi gửi con đến trường và làm xói mòn niềm tin vào hệ thống giáo giục cũng như vào chức năng quản lý nhà nước.

Truyền thông đã đưa tin rộng rãi về nhiều bảo mẫu bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật khi có hành vi bạo lực với trẻ em nhưng dường như đó chưa đủ làm bài học cảnh tỉnh cho những người khác và chưa thể chấm dứt tình trạng sử dụng bạo lực trong hệ thống giáo dục mầm non'.

PV: Vậy theo anh nguyên nhân của những vụ việc này xuất phát từ đâu?

Ls Nguyễn Danh Huế: ‘Theo tôi nguyên nhân của việc sử dụng bạo lực trong nuôi dạy trẻ không phải là thiếu sự răn đe của pháp luật mà chính là chúng ta đang có một lỗ hổng rất lớn trong toàn bộ quy trình từ thành lập, quản lý đến đào tạo cho các cơ sở giáo dục mầm non'.

PV:Vậy, để hạn chế những vụ việc như vậy thì chúng ta nên có những biện pháp ra sao ạ?

Ls Nguyễn Danh Huế: 'Theo tôi, để hạn chế và loại bỏ bạo lực ra khỏi trường học, chúng ta cần làm đồng bộ các giải pháp sau đây:

Thứ nhất: Chuẩn hóa quy trình đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng cho đội ngũ giáo viên mầm non cũng như các sinh viên theo học ngành này.

Thứ hai: Quy trình tuyển dụng giáo viên hay bảo mẫu cho các cơ sở giáo dục mầm non cần làm thật chặt chẽ để đảm bảo những người được tuyển dụng có đạo đức tốt, có chuyên môn tốt và kỹ năng cao, thường xuyên sàng lọc, đánh giá để bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nà.

Thứ ba: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non để giám sát qua đó phát hiện kịp thời các cơ sở không đáp ứng yêu cầu để kiên quyết loại bỏ.

Bên cạnh việc nâng cao ý thức văn hóa trong cư xử, trong giao tiếp thì nếu cả xã hội cùng chung tay để loại bỏ hình thức giáo dục trẻ em bằng bạo lực ra khỏi gia đình cũng là một cách thức hay và bền vững để hạn chế bạo lực trong xã hội nói chung.

PV: Quay trở lại vụ việc bé 15 tháng tuổi tại Quảng Bình vị trói chân, tay. Theo ý kiến của anh thì liệu những cô bảo mẫu này sẽ phải chịu hình phạt ra sao về mặt pháp luật và lương tâm từ phía dư luận?

Ls Nguyễn Danh Huế: 'Hành vi của các cô giáo này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 110 Bộ Luật Hình Sự và mức xử phạt cao nhất có thể lên đến 3 năm tù.

Điều 110, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định Tội hành hạ người khác:

1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;

b) Đối với nhiều người.

Ngoài ra trong bối cảnh các mạng xã hội và truyền thông rất phổ biến và cập nhật nhanh chóng như hiện nay thì sức ép từ phía dư luận lên các cô giáo này là rất lớn đặc biệt là các hành vi bạo hành đối với trẻ em luôn bị dư luận lên án rất mạnh mẽ. Có thể họ sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật nhưng chính sự trừng phạt của lương tâm, sự phẫn nộ và phán xét của dư luận mới là bản án đáng sợ nhất đối với những người này'.

PV: Rất cảm ơn anh về cuộc trò chuyện bổ ích này!

Theo Phununews


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.