Trồng cây tiền tỷ: Vua gấc tiết lộ trồng gấc 1 lần, “ăn sẵn” 20 năm

Bằng công nghệ chiết xuất dầu gấc tinh túy, hiện cây gấc được coi là cây “hái ra tiền” cho người nông dân.

Gấc vốn là một cây bán hoang dại, leo mọc lung tung ở bờ ao, xó vườn. Những tưởng cây gấc chỉ được dùng để nấu… xôi. Tuy nhiên, bằng công nghệ chiết xuất dầu gấc tinh túy, hiện cây gấc được coi là cây “hái ra tiền” cho người nông dân.

trong cay tien ty: vua gac tiet lo trong gac 1 lan, “an san” 20 nam hinh anh 1

Nông dân trồng gấc vừa dễ, vừa có thu nhập ổn định, mỗi gốc gấc cho thu tới 3-4 triệu đồng.

Trao đổi với ông Nguyễn Công Suất- Giám đốc Công ty CP chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam, người được mệnh danh là “vua gấc” ở Việt Nam hiện nay.

Ông Suất cho biết: “Gấc là cây dễ trồng, có thể sống ở mọi địa hình từ bờ dậu, bờ rào cho đến bờ mương, đồi núi… chỗ nào gấc cũng có thể leo được, chi phí đầu tư lại thấp, không phải phun thuốc trừ sâu. Hiện nguồn nguyên liệu gấc dùng để chế biến ra dầu rất thiếu do gấc khó trồng tập trung ở một vùng, một khu nào cả, mà được trồng rải rác ở nhiều nơi. Như công ty chúng tôi đã xây dựng được vùng nguyên liệu gấc hàng nghìn ha ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng và mới đây, tôi cũng đã cho phát triển ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang. Ở những nơi đã trồng, gấc đều phát triển rất tốt, cho hiệu quả kinh tế cao”.

Đặc biệt, theo ông Suất, có thể nói, gấc là một giống rất độc đáo, chỉ nước ta mới có nguồn giống này, hiện chúng tôi đã nhân được giống gấc với số lượng lớn và sẵn sàng cung ứng giống cho bà con nông dân có nhu cầu. Vừa qua, có một số doanh nhân Nhật Bản cũng sang tìm hiểu, đặt vấn đề với chúng tôi về việc hợp tác cung cấp nguồn nguyên liệu gấc. Theo đó, họ chỉ cần chúng ta sơ chế bóc tách lớp vỏ bên ngoài, còn phần ruột gấc họ sẽ thu mua trực tiếp để đưa về nước chế biến. “Tôi muốn nói như thế để bà con hoàn toàn yên tâm về đầu ra cho cây gấc. Hiện công ty chúng tôi cũng sẵn sàng thu mua gấc với số lượng lớn về để phục vụ nhà máy chế biến tại Nội Bài, Hà Nội với công suất 5.000 tấn quả/năm. Chỉ có điều do cây gấc thường được trồng phân tán, nên đòi hỏi khi trồng bà con cần phải có sự liên kết với nhau, khi đó mới tạo ra được số lượng lớn, việc tiêu thụ mới thuận lợi”- ông Suất khẳng định.

 trong cay tien ty: vua gac tiet lo trong gac 1 lan, “an san” 20 nam hinh anh 2

Ông Nguyễn Công Suất bên vườn gấc

Về hiệu quả kinh tế, có thể khẳng định trồng gấc là “làm chơi, ăn thật”, bà con nông dân chỉ việc trồng cây gấc xuống đất và đợi ngày thu quả. Dàn để gấc leo cũng được làm bằng những vật liệu đơn giản như cọc tre, dây điện thoại thải… nên không tốn kém. Thường mỗi gốc gấc cho ra tầm 20-30 quả, trọng lượng 1-1,5kg với giá bán khoảng 80.000-90.000 đồng/kg, chỉ cần trồng một gốc gấc nếu chăm sóc tốt, đã có thể thu về từ 3-4 triệu đồng.

 trong cay tien ty: vua gac tiet lo trong gac 1 lan, “an san” 20 nam hinh anh 3

Bà con thu hoạch gấc. Đây là cây có giá trị kinh tế rất cao.

Hiện các sản phẩm dầu gấc của Việt Nam đã trở thành thương hiệu, được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới trong đó có Mỹ, Nhật Bản, EU… “Tới đây, tôi dự định sẽ hợp tác với đối tác Nhật Bản để thu mua, sơ chế và bán nguyên liệu (ruột gấc) cho họ. Song chỉ có điều, nguồn nguyên liệu hiện vẫn chưa đáp ứng được, vì thế ngoài các tỉnh miền Bắc chúng tôi cũng đang nghiên cứu và mở rộng diện tích gấc vào các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị. Tôi cũng cho rằng, tiềm năng của cây gấc là rất lớn và còn nhiều cơ hội để phát triển”- ông Suất nói.

Theo VietNamNet


dầu gấc

người nông dân

Trồng gấc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.