- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tỷ phú sở hữu vườn lan rừng quý hiếm bậc nhất đất Việt
Khu vườn rộng hơn 1800m2 của anh Sỹ hiện đang gần 200 giống lan rừng đặc hữu quý hiếm như long tu, kim điệp, giả hạc Di Linh
Khu vườn rộng hơn 1800m2 của anh Sỹ hiện đang gần 200 giống lan rừng đặc hữu quý hiếm như long tu, kim điệp, giả hạc Di Linh, đại ý thảo trắng… Thu nhập từ lan rừng có thể mang lại cho anh từ 700 triệu – 1 tỷ đồng/năm.
Clip: Vườn lan 'khủng' sở hữu các loại lan rừng quý hiếm bậc nhất đất Việt (Nguồn: VTC)
Nghề trồng và bán lan rừng này của anh Sỹ bắt nguồn từ niềm đam mê các cây độc lạ. 15 năm trước, anh hay đi khá nhiều khu rừng ở Lộc Bắc, Lộc Nam, Di Linh, Bảo Lộc để tìm những loại lan quý nhưng sức người có hạn nên sau đó anh lựa chọn mua lại từ đồng bào người dân tộc.
Anh Trịnh Văn Sỹ - chủ nhân của vườn lan "khủng" với nhiều loại lan rừng quý hiếm |
Nhận thấy nhu cầu của người chơi lan càng cao và lợi nhuận của nó mang lại, anh Sỹ đã tìm tòi nghiên cứu lai tạo và nhân giống các loại lan tự nhiên này. Anh lấy ví dụ như cây lan thủy tiên đột biến. Cây bình thường, ở hoa, lưỡi bông có màu vàng, còn cây thủy tiên đột biến, lưỡi hoa không còn màu vàng, chỉ có trắng tuyền. Cây lan này đã giúp anh đạt giải ở một hội thi lan.
Anh Sỹ cho biết để đầu tư vào làm một vườn lan rừng cần số vốn khá lớn, khoảng 500 triệu đồng đầu tư cơ sở vật chất, 200 triệu tiền mua cây giống. “Vì có số vốn lớn như vậy nên mình phải mở rộng từ từ. Ban đầu là 100m2, rồi dần dần có vốn lớn hơn mở rộng tới 1000m2 hoặc hơn nữa”.
Tai vườn lan của anh Sỹ, những giò lan được treo thứ tự trên những hàng rào lưới B40, tận dụng tối đa diện tích sử dụng. Theo anh Sỹ, so với các loại lan công nghiệp, việc nhân giống lan rừng cần nhiều kĩ thuật. Lan rừng có 2 cách để nhân giống là tự nhiên và công nghiệp. “Cách tự nhiên là cứ treo lan ngoài trời, những cái thân già sẽ nảy ra những cái mầm.
Cách công nghiệp là đưa vào nhà có lưới che, không cho nước mưa trực tiếp nhỏ xuống, mầm hoa sẽ không lên rêu, và nhiệt độ cũng nóng hơn so với bình thường nên mầm sẽ phát triển nhiều. Khi cây ra mầm, thân già sẽ ra mầm sớm, thân non sẽ chậm ra. Với những mầm cây non chưa đủ tuổi phải cắt xa ra, để nó tiếp tục nuôi cây con. Lưu ý là cắt mầm cây non ra khỏi thân cùng dụng cụ sắc bén nếu không mầm sẽ bị thối” – anh Sỹ cho hay.
Anh Sỹ đang giới thiệu các loại lan mới cho khách. |
Tùy theo từng vùng, cách nhân giống trên giá thể cũng khác nhau. Đối với vùng Lâm Đồng, bà con nên trồng trên cây dớn hay gỗ sẽ tốt hơn. Các mầm cây được đóng dính vào giá thể, mầm lan xuôi theo hướng cây mọc lên. Những vùng xứ nóng, ít mưa nên trồng trong chậu. Để trong nhà có mái che, cách ly với nước, đến khi nào vết thương khô hẳn, cây phát triển mới đưa ra ngoài trời, tưới nước bổ sung. Không đưa vào nhà kính mà chuyển ra ngoài trời vì lan rừng thích hợp với điều kiện tự nhiên.
Lan rừng dễ chăm sóc, ít bị bệnh. Đặc biệt, hoa lan đẹp, lâu tàn, có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng. Khi bón phân cho lan rừng, đòi hỏi người trồng phải phối hợp hài hòa và đúng liều lượng giữa phân hữu cơ và vô cơ. Trong thời kỳ khác phải có chế độ chăm bón phân hợp lý, đặc biệt, cần phải tạo môi trường sạch để lan ra hoa đều và nở rộ.
Hiện nay, vườn lan của gia đình anh Sỹ trở thành mô hình điểm của TP.Bảo Lộc, chuyên cung cấp cho người đam mê lan rừng khắp cả nước nhiều loại lan quý đặc hữu của vùng cao nguyên Lâm Đồng và cũng góp phần nâng cao giá trị kinh tế của gia đình anh từ niềm đam mê hoa phong lan.
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.