- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ Nhi nổi tiếng chỉ ra 3 lý do vì sao không nên nêm gia vị vào đồ ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi
Một số mẹ cho rằng, việc nêm gia vị vào đồ ăn của các bé sẽ giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn, dễ ăn và ăn nhiều hơn, đồng thời “cũng không thấy ảnh hưởng gì”.
Cho con ăn dặm là một hành trình đầy thử thách mà mọi gia đình đều phải trải qua. Đây cũng là khoảng thời gian khiến không ít các mẹ cảm thấy khủng hoảng. Theo đó, gia vị cho bé ăn dặm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm vì không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ độ tuổi nào nên nêm gia vị và nêm bao nhiêu là đủ để không ảnh hưởng đến vị giác và sức khỏe của bé?
Mới đây, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng (Dr Chuột) - bác sĩ Nhi khoa nổi tiếng trong cộng đồng những bà mẹ bỉm sữa tại Sài Gòn, đồng thời là Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhi đồng 2 đã trả lời thắc mắc của các mẹ bỉm sữa về vấn đề này.
"Không cần nêm thêm gia vị trong chế biến đồ ăn cho trẻ dưới 1 tuổi" là lời khẳng định đầu tiên của bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng.
Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng đưa ra 3 lý do và giải thích thuyết phục cho các mẹ bỉm sữa, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, có 5 vị cơ bản trong gia vị ẩm thực bao gồm: mặn, ngọt, đắng, chua và vị umami. Những vị này có thể có được từ trong sữa, bao gồm sữa mẹ, sữa công thức và một số loại thực phẩm, đặc biệt là đã đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Thứ hai, các cơ quan trong cơ thể của trẻ dưới 1 tuổi chưa phát triển hoàn chỉnh, đặc biệt là chức năng gan và thận, do đó nếu ăn quá dư thừa sẽ tăng nguy cơ bệnh lý.
- Thứ ba, không nên nếm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi, hoặc thậm chí sau 1 tuổi chúng ta vẫn khuyến khích trẻ ăn nhạt hơn, ăn ít ngọt, ít béo để phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm trong tương lai, ví dụ như: suy thận, bệnh chuyển hóa, bệnh não, bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa. Hậu quả có thể không thấy ngay lập tức nhưng tuyệt đối không được vì thế mà coi thường.
Cuối cùng, bác sĩ cũng nhấn mạnh: "Trẻ con không phải người lớn thu nhỏ, đừng bao giờ đừng áp đặt suy nghĩ, cảm giác và vị giác của mình vào trẻ con vì như thế sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con."
Một số lưu ý cho các mẹ khi nấu bột/cháo ăn dặm cho trẻ:
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia Nhi khoa, bắt đầu từ khi 6 tháng tuổi, trẻ cần bắt đầu tập ăn bổ sung. Thức ăn chính của bé trong giai đoạn ăn dặm vẫn là sữa. Vì thế các mẹ nên tiếp tục cho con bú hoặc uống sữa và ăn thêm 2 bữa bột (hoặc cháo xay), trong đó có một bữa bột sữa, một bữa bột thịt hoặc bột trứng.
Nêm gia vị mặn hợp lí vào bột/cháo ăn dặm của trẻ là rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).
- Khi nếm thử bột/cháo của trẻ thấy vừa miệng mẹ có nghĩa là bột/cháo đó mặn so với vị giác của trẻ.
- Khi nấu bột hoặc cháo, các mẹ không nên ăn cùng một món trong ngày tránh gây chán ăn, nên thay đổi linh hoạt giữa các bữa.
Lưu ý thành phần nấu bột hoặc cháo cho trẻ chỉ được bao gồm tinh bột (bột/cháo), chất đạm (thịt/cá/cua/tôm/trứng), chất khoáng (rau xanh xay nhuyễn) và chất béo (dầu/mỡ), không cho gia vị khác.
Mẹo nêm gia vị trong bột/cháo của bé
- Khi chế biến có thể cho thêm một lượng phô mai phù hợp vào bát bột/cháo của trẻ thay thế cho nước mắm/muối. Tuy nhiên vì phô mai cũng có vị mặn nên tốt nhất là nên cho phô mai vào bát bột của trẻ sau khi cho dầu ăn. Như vậy, bát bột/cháo của trẻ cũng sẽ thơm, ngon, ngậy và không quá nhạt.
- Khi trẻ ngoài một tuổi, mẹ nên nêm nhạt hơn so với cảm nhận vị mặn của người lớn vì bé chỉ cần 2,3g muối/ngày. Điều này sẽ giúp các bé tránh được thói quen ăn mặn sau này, phòng ngừa các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp... cho trẻ trong tương lai.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên tập cho bé ăn hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay…
Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng là bác sĩ chuyên khoa Nhi, hiện đang công tác tại bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM.
Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân và được rất nhiều độc giả tin tưởng, yêu thích.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Làm mẹ8 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ11 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ14 giờ trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ2 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ4 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.