- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bát cháo của bà khiến cháu nhập viện cấp cứu ngay giữa đêm, bố mẹ tuyệt đối không thêm thứ này vào cháo của con
Người bà vô cùng ân hận, không ngờ rằng tình thương yêu của mình lại làm hại cháu.
- Lan Khuê khoe món bún riêu cua đồng tự tay nấu cho con trai ăn dặm ngon ngất ngây, hội bỉm sữa rào rào hỏi thăm cách làm
- Học cách làm bánh ăn dặm cho con của Lan Khuê, bảo sao cậu ấm bụ bẫm, đáng yêu đến "phát hờn"
- Hot dad đình đám gây tranh cãi vì khẳng định không chọn gạo vào thực đơn của con, quyết cho con ăn dặm bằng yến mạch vì lý do này
Trong không ít gia đình, mâu thuẫn xảy ra giữa các thế hệ ông bà và cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái bởi khác biệt về thói quen và quan điểm. Mâu thuẫn có thể đến từ những việc nhỏ nhất như chuyện ăn của trẻ.
Đỗ Bảo lớn lên dưới sự chăm sóc của cả bà và mẹ. Mặc dù bà và mẹ cũng thường xảy ra bất đồng quan điểm khi chăm bé nhưng may mắn thay, cả hai luôn tôn trọng và hiểu nhau, thống nhất mang lại những điều tốt nhất cho bé.
6 tháng tuổi, Bảo mới bắt đầu được tập ăn dặm dù trước đó bà cũng mấy lần muốn cho bé ăn bột từ sớm, song cuối cùng bà vẫn nghe theo ý kiến của mẹ bé. Mấy ngày đầu mới đi làm, mẹ bé thường dặn dò bà một số lưu ý khi nấu cháo, từ việc bé cần ăn nhạt, không nêm thêm muối đến việc không hầm nước xương hoặc ăn thêm bột ngọt.
Bà bé cũng làm theo. Nhưng sau vài bữa, một hôm thấy cháu không chịu ăn cháo, bà liền cho thêm một chút muối và bột ngọt nấu lại bát cháo rồi cho bé ăn. Sau đó, thấy cháu ăn thun thút, nhiều ngày liên tiếp sau đó, bà liền lén cho thêm cả muối và bột ngọt khi nấu cháo cho bé Bảo. Bà cho rằng vì món cháo nhạt nhẽo trước kia mà bé mới không chịu ăn.
Bà cho rằng nấu cháo nhạt nhẽo như mẹ bé dặn khiến bé không chịu ăn (Ảnh minh họa).
Một thời gian sau, đột nhiên một hôm Bảo lên cơn sốt cao về đêm, nôn mửa, khóc giãy ngửa bụng lên. Gia đình sợ quá vội đưa bé đến bệnh viện khám. Sau khi làm các thủ tục thăm khám, siêu âm và xét nghiệm, bác sĩ kết luận bé bị suy thận cấp. Tìm hiểu kĩ hơn về chế độ ăn của bé, bác sĩ cho biết nguyên nhân là do bé ăn quá mặn. Đến lúc này, người bà đã vô cùng ân hận và thú nhận rằng đã cho thêm muối mỗi lần nấu cháo cho cháu.
May mắn thay, Đỗ Bảo đã được đưa đến bác sĩ kịp thời, việc điều trị cũng diễn ra thuận lợi.
Vụ việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các bố mẹ, ông bà khi cho con ăn. Dù các bác sĩ vẫn khuyến cáo không nêm muối, đường vào đồ ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi nhưng thực tế vẫn nhiều người lăn tăn rằng trẻ ăn nhạt như thế sẽ biếng ăn, không chịu ăn.
Việc bổ sung muối cho bé phải đúng phương pháp khoa học, nếu không tuân thủ đúng cách thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Tại sao muối lại có hại cho trẻ nhỏ?
1. Ăn nhiều muối có thể gây hại cho thận của bé
Trong vòng 1 tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể bé vẫn đang phát triển, ăn quá nhiều muối sẽ gây gánh nặng quá mức cho thận của bé, gây ra các triệu chứng cơ thể như phù nề, tim đập nhanh, cao huyết áp. Trong trường hợp nặng còn có thể dẫn đến suy thận cấp.
2. Quá nhiều muối có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp trên
Ăn quá nhiều muối sẽ khiến cho lượng nước bọt tiết ra của bé giảm, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội đó mà bám vào đường hô hấp của trẻ gây viêm đường hô hấp.
Ngoài muối, khi cho trẻ ăn dặm, bố mẹ còn cần lưu ý thêm điều gì theo từng tháng tuổi?
1. Trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi
Các chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế đều khuyến cáo trẻ khỏe mạnh, sinh đủ tháng nên bắt đầu ăn bổ sung từ khoảng 4 - 6 tháng tuổi, muộn nhất là 6 tháng tuổi. Thức ăn dặm giai đoạn đầu nên là đồ mềm, được nghiền nhuyễn. Có thể cho bé làm quen bằng 1 bữa/ngày rồi tăng lên 2 bữa/ngày.
Mục đích của việc ăn bổ sung ở giai đoạn này là rèn luyện khả năng nhai và nuốt thức ăn của bé, có thể cho bé làm quen với bún, mì, phở, hoa quả xay nhuyễn, rau cắt nhỏ, xay nhuyễn thịt, cá... một cách từ từ. Điều đặc biệt cần ghi nhớ là trước 1 tuổi, đồ ăn dặm của bé không có muối hay bất cứ loại gia vị nào khác.
2. Trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, lượng sữa hàng ngày của trẻ nên duy trì ở mức 500-800ml và khẩu phần ăn hàng ngày nên có đủ 4 loại gồm rau, tinh bột, đạm động vật và chất béo. Nên ưu tiên bổ sung dầu thực vật vào mỗi bữa ăn của bé vì nó có thể giúp trẻ cung cấp các axit béo thiết yếu và cần thiết cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của trẻ (dầu óc chó, dầu oliu...).
3. Trẻ trên 24 tháng tuổi
Với sự hoàn thiện dần của hệ tiêu hóa, chế độ ăn của trẻ 24 tháng tuổi có thể gần giống với bữa ăn của người lớn, nhưng các mẹ vẫn nên chú ý giảm dầu mỡ và ít muối, đồng thời cố gắng tránh cho bé ăn thức ăn nhiều đường, muối và chất béo, chẳng hạn như đồ chiên rán, kem, kẹo...
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Làm mẹ5 ngày trướcĐiều khiến không ít phụ huynh đau đầu trong mỗi dịp Tết đến xuân về là dạy con cách chi tiêu lì xì như thế nào cho hợp lí.
-
Làm mẹ26/01/2025Để nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc không bị mai một, phụ huynh cần giúp trẻ hiểu rõ giá trị dịp Tết cổ truyền.
-
Làm mẹ25/01/2025Trong những ngày Tết, nhịp sinh học của chúng ta thường bị xáo trộn do rất nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ. Với đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, khi giờ ăn giờ ngủ dễ bị xáo trộn thường dẫn đến suy giảm sức đề kháng
-
Làm mẹ25/01/2025Giống như mọi môn học, học quản lý tiền bạc cũng cần cả lý thuyết và thực hành, bố mẹ không nên giữ hết tiền lì xì của con mà nên dùng nó để dạy trẻ cách chi tiêu.
-
Làm mẹ25/01/2025Tôi đã ôm con về nhà ngoại sau câu nói này.
-
Làm mẹ24/01/2025Đoạn video ghi lại cảnh ông bố trẻ khóc nức nở vì điểm thi của con đã lan truyền nhanh chóng trên Weibo, gây xúc động và cả tiếng cười cho người xem
-
Làm mẹ24/01/2025Người may trang phục tiết lộ đằng sau cánh cửa đóng kín, Barron Trump là chàng trai lôi cuốn, khiêm tốn và thú vị.
-
Làm mẹ23/01/2025Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng âm đạo tiết dịch vàng, có mùi hôi. Các bác sĩ đã lấy ra dị vật là khối nhựa hình trụ, chiều dài gần 2cm lưu trú trong âm đạo của bệnh nhi nhiều năm nay.
-
Làm mẹ22/01/2025Theo thống kê từ bệnh viện Nhi Trung ương, cứ mỗi năm vào dịp Tết, số lượng trẻ em nhập viện do tai nạn, thương tích thường tăng mạnh. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm tai nạn giao thông, bỏng, hóc dị vật, ngộ độc thực phẩm và các chấn thương do các trò chơi không an toàn.
-
Làm mẹ22/01/2025Đây là thông điệp được Hội LHPN thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, gửi đến các bậc phụ huynh, các gia đình qua tiểu phẩm phòng chống xâm hại tình dục trẻ em vừa đạt giải A trong buổi giao lưu mô hình "An toàn cho phụ nữ, trẻ em".
-
Làm mẹ21/01/2025Có rất nhiều quy tắc trong gia đình nhưng các điều sau đây là cốt lõi, làm kim chỉ nam giữ cho đời sống trong gia đình được an lành và hạnh phúc. Con cái sẽ trở nên ngoan ngoãn, hiếu thảo.