Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là hiện tượng thường gặp, nhưng nhiều bậc phụ huynh không phát hiện hoặc chủ quan không đi khám mà tự lộn tại nhà cho trẻ. Điều này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trường hợp của bé 5 tuổi (Kinh Môn – Hải Dương) vừa qua là một ví dụ điển hình. 

Được biết, bé bị hẹp bao quy đầu, được bố mẹ tự lộn tại nhà. Hậu quả là bao quy đầu không tự lộn xuống được, sưng nề vùng vòng thắt kèm đau buốt và tiểu khó. Sau đó, trẻ được sơ cứu tại bệnh viện gần nhà và chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
 

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con-1Ảnh minh họa

Các bác sĩ khoa Ngoại thận – Tiết niệu đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật cắt bao quy đầu cho trẻ. Đây là thủ thuật đơn giản, nhanh chóng, an toàn và nhanh phục hồi. 

Các bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh nếu thấy con có hẹp bao quy đầu cần đến các cơ sở y tế để lắng nghe lời khuyên từ các bác sĩ. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Cắt bao quy đầu là gì?

Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu loại bỏ phần da thừa xung quanh bao quy đầu, giúp phần quy đầu có thể lộ hoàn toàn ra ngoài. Phương pháp này giúp loại bỏ sự tích tụ của những chất bẩn tại khu vực này, từ đó giúp phòng ngừa viêm nhiễm, nấm và những tác nhân gây bệnh khác xâm nhập.

Cha mẹ cần biết rằng, hầu hết các bé trai còn nhỏ tuổi đều gặp phải tình trạng hẹp hoặc dài bao quy đầu. Đến khi trẻ lớn, dương vật sẽ trở nên cứng cáp và phát triển lớn hơn thì bao quy đầu sẽ tụt xuống. Phụ huynh cần hiểu rõ về nguyên nhân và đặc điểm của tình trạng này để theo dõi cũng như hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

Trẻ mấy tuổi cắt bao quy đầu là thích hợp?

Theo các chuyên gia, việc cắt bao quy đầu tránh thực hiện ở những trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ bao quy đầu cho đến khi trẻ được trên 4 tuổi mà vẫn bị hẹp bao quy đầu thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám cũng như tìm hướng khắc phục không cần can thiệp. 

Nếu trẻ từ 10 tuổi trở lên mà tình trạng hẹp bao quy đầu không được cải thiện và gây cản trở cho sự phát triển của dương vật hoặc gây viêm nhiễm thì có thể cần phải can thiệp cắt bao quy đầu.
 

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con-2Ảnh minh họa

Dấu hiệu trẻ cần can thiệp cắt bao quy đầu

Bao quy đầu dài

Tình trạng da bao quy bao trùm toàn bộ dương vật, khó lộn được lớp da bao quy đầu xuống một cách tự nhiên, không để lộ ra dương vật kể cả trong trạng thái bình thường lẫn cương cứng (đối với trẻ dậy thì).

Hẹp bao quy đầu

Hiện tượng này được xem là sinh lý và rất phổ biến ở trẻ nhỏ, cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng đối với trẻ đã lớn mà bao quy đầu vẫn hẹp, hoặc trẻ nhỏ nhưng đi tiểu rất khó khăn và hay bị viêm nhiễm thì được xem là bệnh lý.

Nghẹt bao quy đầu

Triệu chứng điển hình là miệng bao quy đầu quá nhỏ hẹp, hay thậm chí là phần da bao quy đầu dính luôn với đầu dương vật và gây tắc nghẽn lưu thông máu ở phần quy đầu. Bệnh lý này thường xuất hiện sau khi trẻ bị hẹp bao quy đầu nhưng được phụ huynh tự nong cho bé không đúng cách.

Những lợi ích sức khỏe đối với trường hợp cần cắt bao quy đầu

Vệ sinh vùng kín dễ dàng: Cắt bỏ phần da thừa ở quy đầu cũng giúp loại bỏ hết vi khuẩn và cặn bẩn tích tụ ở đầu dương vật.

Hạn chế nguy cơ viêm nhiễm: Luôn được giữ vệ sinh và trong tình trạng khô thoáng, sạch sẽ cũng khiến giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm bộ phận sinh dục nam.

Nâng cao chất lượng cuộc sống sau này: Cắt da quy đầu không ảnh hưởng đến chức năng tình dục mà ngược lại, hẹp bao quy đầu bẩm sinh có thể làm cho dương vật nhỏ và ngắn hơn bình thường, đau rát khi quan hệ và dễ xuất tinh sớm.

Giảm nguy cơ vô sinh hoặc ung thư dương vật: Các bệnh về bao quy đầu cũng là một trong những tác nhân gây hoại tử, ung thư dương vật và vô sinh hiếm muộn ở nam giới sau này.

 

Theo Gia Đình & Xã Hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/be-5-tuoi-o-hai-duong-nhap-vien-gap-vi-su-co-vung-kin-bo-me-thua-nhan-mac-sai-lam-nay-khi-cham-con-172241118150708445.htm

Cách nuôi dạy con

Nuôi Dạy Con


  • Bé trai 2 tuổi phải lọc máu liên tục sau 7 ngày được người lớn vệ sinh lưỡi
    Làm mẹ 
    20 giờ trước
    Chuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
  • 'Cầu nối' giữa cha và con trai
    Làm mẹ 
    1 ngày trước
    Chuyện căng thẳng trong gia đình chị Thuận (ở quận Tân Bình, TPHCM) bắt đầu từ việc cậu con trai tốt nghiệp đại học, xin được việc làm và muốn bố mẹ cho ra… ở riêng.
  • Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?
    Làm mẹ 
    1 ngày trước
    Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
  • Thời con cái giám sát cha mẹ
    Làm mẹ 
    2 ngày trước
    Năm ngoái, khi đang dùng bữa tại một nhà hàng ở Ohio (Mỹ), Sherry Howard, 53 tuổi, nhận được cuộc gọi từ cô con gái 28 tuổi, nhờ mua đồ ăn của nhà hàng mang về. Howard lúc đó rất sửng sốt, không phải vì việc mua đồ ăn mà vì con gái biết bà đang ở đâu.
Mẹo cắm hoa hồng tươi lâu
Hoa hồng thường không bền, nhưng nếu chịu khó áp dụng các mẹo cắm hoa hồng tươi lâu dưới đây, bạn có thể kéo dài thời gian khoe sắc của chúng.
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con
Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.