Bé gái 7 ngày tuổi bỗng nhiên bị "kinh nguyệt", mẹ đưa con đi khám ai ngờ phải đỏ mặt xấu hổ khi nghe bác sĩ nói câu này

Kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu quan trọng thể hiện sự trưởng thành về giới tính của nữ giới. Thông thường, kỳ kinh nguyệt đầu tiên của nữ giới là từ 11-19 tuổi. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn chưa bao giờ nghe nói rằng, một bé gái mới sinh được một tuần cũng đã có kinh nguyệt.

Chị Lý (Trung Quốc) vừa sinh con gái vào tuần trước. Cả nhà ai cũng hân hoan, vui mừng vì giờ gia đình họ đã có đủ “cả nếp cả tẻ”. Người vui mừng nhất nhà có lẽ là chồng chị Lý, chỉ cần anh rảnh lúc nào là lại ngồi ôm con gái hát. Tuy nhiên, niềm vui chẳng được bao lâu thì đến ngày thứ 6 sau khi con gái chào đời, trong lúc thay tã cho con, chị Lý đột nhiên phát hiện một số vết máu trên tã. Thấy lạ nên chị liền kiểm tra kỹ lưỡng vùng mông và các bộ phận khác của con gái nhưng không thấy có vết thương nào cả. Do không tìm ra nguyên nhân gây ra vết máu nên chị Lý rất hoảng sợ và nghĩ con mắc bệnh nan y. Vì thế, chị ấy liền vội vàng đưa con gái đến bệnh viện Nhi đồng để kiểm tra. 

Bé gái 7 ngày tuổi bỗng nhiên bị kinh nguyệt, mẹ đưa con đi khám ai ngờ phải đỏ mặt xấu hổ khi nghe bác sĩ nói câu này-1

Sau một hồi thăm khám, bác sĩ đưa ra kết luận: “Con gái chị có hiện tượng bị kinh nguyệt giả”. Vừa nghe đến đây, sắc mặt chị Lý bỗng đỏ ửng vì ngại, xen lẫn đó là cảm giác khó hiểu khi con gái mắc bệnh lạ kỳ. Như hiểu được nỗi lòng của sản phụ, bác sĩ liền trấn an:"Kinh nguyệt giả là hiện tượng sinh lý bình thường và không cần điều trị gì. Thông thường, hiện tượng này sẽ tự hết trong khoảng một tuần nên chị không cần quá lo lắng”. Sau khi nghe những lời giải thích của bác sĩ, chị Lý như trút được gánh nặng trong lòng, và mới thở phào nhẹ nhõm.

Tại sao bé gái mới sinh lại bị "hành kinh"?

Kinh nguyệt giả (ra máu vùng âm đạo) hoặc một số trẻ bị ra khí hư (huyết trắng) là hiện tượng sinh lý thường gặp ở các bé gái sơ sinh sau 3-10 ngày chào đời. Đây là hiện tượng sinh lý xảy ra khi trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố trong cơ thể mẹ. Khi thai nhi trong cơ thể mẹ, các tế bào niêm mạc âm đạo sẽ tăng sinh và sung huyết sau khi chịu tác động của estrogen từ mẹ truyền qua nhau thai. Khi em bé được sinh ra, nguồn estrogen đột ngột bị gián đoạn, điều này sẽ làm cho các tế bào tăng sinh và sung huyết rơi ra và bị đẩy khỏi âm đạo nên được gọi là kinh nguyệt giả.

Bé gái 7 ngày tuổi bỗng nhiên bị kinh nguyệt, mẹ đưa con đi khám ai ngờ phải đỏ mặt xấu hổ khi nghe bác sĩ nói câu này-2

Tình trạng này chủ yếu xảy ra trong vòng vài tuần sau khi bé gái sinh ra và thường phổ biến hơn từ 5-7 ngày sau khi sinh. Kinh nguyệt giả thường biến mất dần sau 3 ngày, một số ít có thể 7-10 ngày. Vì vậy, nếu các bé gái gặp hiện tượng này thì mẹ không nên hoảng sợ.

Thông thường, hiện tượng này không cần điều trị đặc biệt. Nếu dịch tiết quá nhiều, mẹ cần chú ý giữ vệ sinh tại chỗ cho vùng kín. Có thể vệ sinh âm hộ bằng nước nóng ấm ngày 2-3 lần, nếu cần có thể dùng gạc hoặc tăm bông mềm, sạch nhúng vào nước thuốc tím nhẹ để vệ sinh âm hộ. Cần giữ vùng kín được thông thoáng, không nên băng kín lại  chỗ vì sẽ gây kích ứng và nhiễm trùng. Khi tắm cho bé gái bị kinh nguyệt giả, không được dùng bồn tắm, mà nên tắm vòi hoa sen hoặc rửa âm hộ dưới vòi nước chảy. Nếu máu tiết ra quá nhiều, thời gian kéo dài hoặc dịch tiết âm đạo có màu vàng, có mùi hôi thì nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sau khi em bé chào đời, mẹ cần chú ý tới việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh nữ, do cấu tạo cơ quan sinh sản phức tạp nên chúng ta càng phải cẩn thận hơn, nhằm hạn chế, phòng tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín của trẻ.

Khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh chúng ta cần lưu ý:

- Đặt bé lên tấm nylon mềm, dùng gạc tẩm ướt lau vùng dưới rốn

- Lấy miếng gạc ướt khác lau nhẹ nhàng bộ phận sinh dục ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Mẹ nhớ chỉ lau bên ngoài, không đụng chạm bên trong vì sẽ dễ gây tổn thương cho bé.

- Sau đó, lấy miếng gạc ướt khác lau sạch hai bên bẹn, lau hậu môn và xung quanh. Khi lau cần chú ý lau từ phía trước ra sau, không lau theo chiều ngược lại để tránh dây bẩn từ hậu môn vào bộ phận sinh dục của bé gây viêm nhiễm. Không nên dùng khăn ướt có mùi thơm. Tốt nhất là dùng khăn xô mềm (hoặc gạc vuông) nhúng vào nước ấm và lau vùng kín cho bé.

- Cuối cùng lau sạch mông và mặt trong đùi. Lấy khăn xô sạch, khô, mềm lau toàn bộ vùng quấn tã. Sau đó, mặc đồ khô thoáng cho bé.

Theo An Nhiên - Vietnamnet
 


Trẻ sơ sinh

Nuôi con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.