Cậu bé 1 tuổi nặng hơn 22kg, trung bình một ngày ăn 15 bữa, cuộc sống 6 năm sau khiến ai nấy giật mình

6 năm sau, bố mẹ cậu bé mới nhận ra điều bất thường và mới đưa con đến bệnh viện, hy vọng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ.

Ở Ấn Độ có một cậu bé “khổng lồ”, dù mới 1 tuổi nhưng cậu đã nặng tới 22,5 kg. Gia đình cậu bé khá nghèo, nên không có chuyện bố mẹ cho con ăn uống tẩm bổ những món ngon. Chỉ riêng việc chuẩn bị đồ ăn cho con trai trong một ngày cũng khiến họ khá vất vả. Trung bình mỗi ngày cậu bé phải ăn 15 bữa mới đủ no bụng. Như vậy tính ra, cứ khoảng 1 tiếng cậu ăn 1 lần và lượng thức ăn cậu tiêu thụ mỗi bữa ngang ngửa với một người trưởng thành trong gia đình

Cậu bé 1 tuổi nặng hơn 22kg, trung bình một ngày ăn 15 bữa, cuộc sống 6 năm sau khiến ai nấy giật mình-1Cậu bé 1 tuổi nặng hơn 22kg, trung bình một ngày ăn 15 bữa, cuộc sống 6 năm sau khiến ai nấy giật mình-2Cậu bé 1 tuổi nặng hơn 22kg, trung bình một ngày ăn 15 bữa, cuộc sống 6 năm sau khiến ai nấy giật mình-3

Lúc đầu bố mẹ cậu bé nghĩ rằng con ăn được là tốt, sau này khi lớn hơn, có thể cậu sẽ ăn ít lại hoặc sẽ phát triển chiều cao và bớt mũm mĩm đi. Tuy nhiên, con trai họ càng ngày càng ăn nhiều hơn và không hề có dấu hiệu giảm cân mà ngược lại, cân nặng lại ngày một tăng. Khi lên 7 tuổi, cậu bé đã nặng 46 kg. Đến lúc này bố mẹ mới nhận ra có điều gì đó không ổn với con mình nên mới đưa cậu đến bệnh viện, hy vọng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ xác định cậu bé đã mắc phải một căn bệnh hiếm gặp. Bệnh sẽ khiến não người không thể nhận biết được tín hiệu no, có nghĩa là cậu bé luôn trong trạng thái đói bụng và thèm ăn nên sẽ ăn rất nhiều để lấp đầy cơn đói. 

Cậu bé 1 tuổi nặng hơn 22kg, trung bình một ngày ăn 15 bữa, cuộc sống 6 năm sau khiến ai nấy giật mình-4Cậu bé 1 tuổi nặng hơn 22kg, trung bình một ngày ăn 15 bữa, cuộc sống 6 năm sau khiến ai nấy giật mình-5

 Ai làm cha mẹ cũng đều mong con phát triển khỏe mạnh, ăn uống tốt, tăng cân đều. Tuy nhiên, bố mẹ của cậu bé trên đã quá chủ quan nên không phát hiện ra những bất thường của con, dẫn tới việc cân nặng của cậu phát triển mất kiểm soát (béo phì) và gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe.

Những tác hại khi trẻ bị béo phì, thừa cân
 
1. Khả năng vận động kém

Khi trọng lượng cơ thể tăng quá mức so với tuổi thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân làm cho các khớp này bị tổn thương và lão hóa nhanh. Hậu quả là gây đau đớn và khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày của trẻ, ngay cả việc đi lại của trẻ cũng gặp nhiều khó khăn

2. Dễ bị dậy thì sớm
 
Trẻ béo phì dễ dẫn đến dậy thì sớm. Khi cơ thể trẻ quá béo, sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ tăng tốc, dễ dẫn đến việc cơ thể tiết ra quá nhiều hoặc quá ít hormone sinh dục, là nguyên nhân dẫn đến “dậy thì sớm”.

3. Thiếu tự tin, mặc cảm về bản thân
 
Khi một đứa trẻ quá béo, thân hình không cân đối, khả năng vận động chậm chạp, không linh hoạt …sẽ khiến trẻ cảm thấy mặc cảm, tự ti về bản thân, và luôn sống trong cảm giác ám ảnh bị người khác chê cười. Nếu bố mẹ và người thân không có biện pháp can thiệp kịp thời, sẽ khiến trẻ sống khép mình, không hòa đồng với xã hội, lâu dần khiến trẻ bị trầm cảm, khép kín cảm xúc.

Cậu bé 1 tuổi nặng hơn 22kg, trung bình một ngày ăn 15 bữa, cuộc sống 6 năm sau khiến ai nấy giật mình-6

4. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
 
Khi một người bị thừa cân sẽ khiến cho lipid máu trong cơ thể tăng cao và tuần hoàn máu kém gây thiếu máu lên não từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của họ. Khi bị béo phì trong thời gian dài, trí nhớ của người đó sẽ bị suy yếu, thậm chí xuất hiện tình trạng bơ phờ, lờ đờ, thậm chí có người ngủ gật, giấc ngủ bị ngắt quãng hoặc ngủ ngáy khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Cha mẹ có thể kiểm soát hợp lý cân nặng của con mình bằng những cách nào?
 
1. Chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý
 
Để con phát triển khỏe mạnh thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều trẻ em ngày nay bị béo phì do nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể, nhất là các loại thực phẩm chiên rán, hoặc có lượng đường cao như bánh kẹo. Vì thế, để ngăn chặn bệnh béo phì, cha mẹ cần chú ý cân bằng chế độ ăn uống, điều chỉnh tình trạng kén ăn một loại đồ ăn nào đó, ăn quá no và các vấn đề xấu khác của trẻ, đồng thời tránh cho trẻ ăn đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ.

2. Hướng dẫn trẻ vận động đúng cách
 
Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống, cha mẹ cũng nên tăng cường các bài tập thể dục cho con mình. Thực tế, dù là ai thì cũng đều cần phải tập thể dục thể thao để rèn luyện và nâng cao sức khỏe, vì thế trẻ bị thừa cân lại càng phải tích cực tham gia các hoạt động thể chất nhiều hơn để tiêu hao lượng mỡ thừa trong người. Đối với một số trẻ béo phì thì nên tăng cường các bài tập riêng, tránh lười vận động. Nếu kiên trì luyện tập trong một thời gian dài, trẻ béo phì có thể đạt được hiệu quả giảm cân và tăng cường thể lực.

Cậu bé 1 tuổi nặng hơn 22kg, trung bình một ngày ăn 15 bữa, cuộc sống 6 năm sau khiến ai nấy giật mình-7

Theo An Nhiên - Vietnamnet.vn
 


béo phì

Nuôi con


Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Thay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.