Cậu bé 9 tuổi “dốt nhất lớp” nhanh trí cứu toàn bộ tòa nhà khỏi đám cháy: Học kém ở trường không tương đương với thất bại trong cuộc sống

Cậu bé bình tĩnh thoát ra ngoài, gõ cửa nhanh chóng từng nhà, hét lớn để chặn xe trên đường và gọi cảnh sát...

Trong ngọn lửa cuồng nộ, loạt thao tác “theo kiểu sách giáo khoa” của cậu bé 9 tuổi Xiaobo đã được kênh CCTV News (Trung Quốc) hết lời khen ngợi.

Vào một đêm khuya mấy ngày trước, Xiaobo đang ngủ bỗng ngửi thấy mùi khét nồng nặc.

Cậu mở cửa và thấy phòng khách đầy khói và lửa đã lan đến trần nhà! “Cháy rồi !!!” Xiao Bo ngay lập tức lao vào phòng ngủ và lớn tiếng đánh thức cha mình. Sau khi hai cha con cùng nhau lao ra khỏi cửa, người bố quay trở lại và dùng điện thoại di động gọi cảnh sát, không ngờ khi anh vừa bước ra thì ngọn lửa bốc lên đã bịt kín cửa ra vào!

Cậu bé 9 tuổi dốt nhất lớp” nhanh trí cứu toàn bộ tòa nhà khỏi đám cháy: Học kém ở trường không tương đương với thất bại trong cuộc sống-1

Còn cậu con trai Xiaobo của anh đã trốn thoát thành công xuống tầng dưới.

Cậu bé 9 tuổi đã làm được nhiều điều đáng kinh ngạc chỉ trong vài phút: Khi đi xuống tầng dưới để trốn thoát, cậu bé đã đập cửa nhà hàng xóm ở tầng 2 và tầng 1 để báo cho họ chạy thoát. Sau khi thoát xuống tầng dưới, cậu hét lên "Cháy nhà!!! Cứu!!" với toàn bộ tòa nhà để nhắc mọi người sơ tán. Xiaobo băng sang đường và bất ngờ dừng một chiếc ô tô, yêu cầu tài xế gọi số 119 để gọi cảnh sát... Vài phút sau, lực lượng cứu hỏa kịp thời đến hiện trường để dập lửa và giải cứu cha của Xiaobo cùng những người hàng xóm trên lầu.

Cậu bé 9 tuổi dốt nhất lớp” nhanh trí cứu toàn bộ tòa nhà khỏi đám cháy: Học kém ở trường không tương đương với thất bại trong cuộc sống-2

Sau khi tin tức được đăng tải, vô số cư dân mạng đã khen ngợi sự nhanh trí của Xiaobo: "Một đứa trẻ có thể làm được như vậy trong tình huống nguy hiểm, thật tuyệt!" "Bình tĩnh và đim tĩnh trong trường hợp rối loạn, cậu bé có phẩm chất tâm lý rất tốt!"

Thật vậy, nếu so sánh hành vi hoảng loạn và mất trật tự nguy hiểm của người cha khi anh đã trốn được ra ngoài còn quay trở lại, thì chuỗi hoạt động của Xiaobo có thể được coi là kinh điển.

Điều bất ngờ là một cậu bé xuất sắc như vậy lại từng là một “học sinh dốt nát” trong mắt bố cậu. “Mặc dù thằng bé học rất chăm chỉ, nhưng điểm số của không thể triến lên được”, bố Xiaobo nói về con trai. Ngọn lửa cũng khiến người bố phát hiện ra rằng cậu con trai “học tập dốt nát” của mình hóa ra lại có khả năng gây ngạc nhiên cho vô số người. Thực tế, có rất nhiều đứa trẻ như vậy trong cuộc đời.

Dù học không cao nhưng chúng thường mang đến cho chúng ta những bất ngờ vô tận vào thời điểm quan trọng, giống như ai đó nói: “Đứa trẻ “dốt nát” cuối cùng cũng trả ơn bố mẹ”.

Đừng coi thường đứa trẻ “dốt nát” đó, nó có thể giỏi hơn bạn nghĩ rất nhiều. 

Có bao nhiêu đứa trẻ cố gắng hết sức mà vẫn mắc kẹt trong điểm số

Cậu bé 9 tuổi dốt nhất lớp” nhanh trí cứu toàn bộ tòa nhà khỏi đám cháy: Học kém ở trường không tương đương với thất bại trong cuộc sống-3

(Ảnh minh họa)

Gần đây em họ tôi phàn nàn trên facebook rằng con trai cô, cậu bé Phi, vừa hoàn thành xong bài thi hết học kỳ.

Điểm toán của Phi luôn duy trì ở mức dưới trung bình trong một thời gian dài và sự “dốt” của cậu ấy rất ổn định. Điều mà người em họ tôi rất đau đầu là vợ chồng cô ấy đều tốt nghiệp các trường học danh tiếng, cậu con trai cũng muốn học thật giỏi, ngày nào cũng chăm chỉ học đến tận khuya nhưng điểm số vẫn không nhích lên chút nào.

Em họ tôi gần như ngã quỵ, hỏi: "Chị nói xem, có phải em đã sinh nhầm con không?”.

Rắc rối là sẽ có thêm nhiều đứa trẻ như cậu bé Phi.

Các con đã nỗ lực không kém những đứa trẻkhác, nhưng vẫn đang “bò” ở cuối vạch số điểm. 

Một người mẹ từng đoạt giải trong cuộc thi Vật lý quốc gia cũng có thể nuôi dạy đứa con gái rớt môn vật lý.

Đây được gọi là "hồi quy trung bình" trong di truyền học. Có nghĩa là, một số đặc điểm nổi bật của bố mẹ sẽ không được di truyền hoàn toàn cho thế hệ sau, và đặc điểm này của con cái sẽ tiệm cận dần với mức trung bình công khai. Điều này cho thấy một sự thật đau lòng: những đứa trẻ có chỉ số IQ xuất sắc là rất hiếm, và hầu hết trẻ em thực sự là những người bình thường. Nhưng có bao nhiêu cặp cha mẹ có thể thực sự thừa nhận rằng con cái của họ là bình thường?

Tất cả chúng ta đều nghĩ rằng con cái của chúng ta là siêu nhân, có thể bay lên bầu trời. Chúng ta không ngừng thúc giục, giục giã, mắng mỏ, thậm chí đánh đòn con, chỉ muốn nó nhanh chóng chạy đến điểm cuối cùng lý tưởng của chúng ta, mà không thấy đứa trẻ đang hụt hơi và kiệt sức... Đứa trẻ “dốt nát” đó là một con ốc sên, một con rùa đang chảy nước mắt cõng gánh nặng trên lưng.

Bố mẹ phải hiểu rằng những đứa trẻ “dốt nát” ở trường vẫn có sự sáng chói riêng của nó

Cậu bé 9 tuổi dốt nhất lớp” nhanh trí cứu toàn bộ tòa nhà khỏi đám cháy: Học kém ở trường không tương đương với thất bại trong cuộc sống-4(Ảnh minh họa)

Một bphim tài liệu Hàn Quốc tên "Những học sinh nghèo" từng khảo sát mức độ hài lòng về thu nhập và cuộc sống của 300 người 10 năm sau kỳ thi tuyển sinh đại học.

Họ rất ngạc nhiên khi thấy rằng trong số 20% "người thành công" có thu nhập và sự hài lòng cao nhất, nhiều người trong số họ từng là "sinh viên", cố gắng học tập và đậu vào các trường đại học danh tiếng, một số em tuy chỉ vào các trường cao đẳng, đại học bình thường nhưng lại có thái độ học tập rất tích cực trong công việc nên thu nhập cao và khá ổn.

Hóa ra cái gọi là “dốt nát” không tệ như chúng ta tưởng. Trong thực tế, nhiều đứa trẻ không thể có thành tích học tập cao vẫn có có lợi thế riêng của chúng.

Một bà mẹ trên mạng xúc động khen ngợi con trai “dốt nát” của mình sau khi con đổ bệnh vì đã biết lo chu toàn công việc nhà, còn biết chăm sóc mẹ.

Một người cha cũng cảm thấy hài lòng vì đứa con "dốt nát" của mình vì cậu bé đã rất chú tâm học tay nghề của bố, hoàn thành sản phẩm gốm đầu đời rất đẹp.

Một đứa trẻ chỉ toàn điểm kém không có nghĩa là nó đã mất tất cả. Một số trẻ có đầy đủ kỹ năng sống và tính tỉ mỉ, một số trẻ tốt bụng, hào phóng và có những đặc điểm riêng; một số em có trí tuệ cảm xúc cao, một số em biết ơn, một số em điềm tĩnh, lạc quan... Đứa trẻ nào cũng có những ưu điểm của riêng mình.

Trên đời chưa bao giờ có một câu trả lời chuẩn xác 

Trên thực tế, chưa bao giờ có một tiêu chuẩn thống nhất cho sự xuất sắc, cũng như hạnh phúc chưa bao giờ là một hình mẫu cố định.

Vâng, mọi thứ đều có thể.

Một nghìn trẻ em thì có một nghìn mô hình hạnh phúc và một nghìn đời sống khác nhau. Không bao giờ có mối quan hệ 1-1 giữa điểm số và hạnh phúc của trẻ em.

Trong cuộc đời của một đứa trẻ chưa bao giờ có cái gọi là "câu trả lời chuẩn". Chấp nhận sự độc đáo của đứa trẻ là tình yêu tốt nhất đối với nó.

Mỗi đứa trẻ là một hạt giống khác nhau, và chúng thường có thời kỳ ra hoa khác nhau và màu sắc khác nhau. Tất nhiên học vấn là con đường rất quan trọng để đi đến thành công, nếu con bạn học giỏi thì rất đáng mừng, nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra đã có kỹ năng lĩnh hội xuất sắc.

Thế giới này không bao giờ thiếu những đứa trẻ ưu tú, điều thực sự thiếu chính là tình yêu thương và sự chấp nhận vô điều kiện của cha mẹ. Chỉ khi cha mẹ thực sự chấp nhận sự độc đáo của con mình, đứa trẻ mới có thể tự tin để sống theo điều tuyệt vời mà nó muốn.

Trong cuộc sống, sự chấp nhận là sự dịu dàng nhất, cũng là món quà quý giá nhất mà cha mẹ dành cho con cái.

Theo Hoàng Lan - Vietnamnet



Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.