Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi

Cặp song sinh ra đời trong niềm hạnh phúc của gia đình anh L.H.S. Nhờ phương pháp Micro TESE, anh S. vẫn có thể có con dù trước đó bị chẩn đoán vô sinh hoàn toàn.

Anh L.H.S (sống tại Thanh Hóa) bị vô tinh do mắc phải hội chứng Klinefelter. Được biết, hội chứng Klinefelter là một rối loạn di truyền ở nam giới, người bệnh có một cặp NST giới tính X thay vì chỉ có một nhiễm sắc thể X. Nam giới mắc hội chứng Klinefelter có bộ NST 47XXY với đặc trưng là suy sinh dục, rối loại nội tiết, tinh hoàn teo nhỏ, khả năng sinh tinh kém, hoặc không sinh tinh. Do đó, nếu không có sự can thiệp của phương pháp hỗ trợ sinh sản, anh S. sẽ không thể có con tự nhiên.

Trước đây, bệnh nhân mắc hội chứng Klinefelter phải chấp nhận xin con nuôi hoặc phải xin "con giống" do không có tinh trùng. Anh L.H.S sau khi được chẩn đoán vô tinh cũng đã chạy chữa nhiều năm nhưng tình hình không cải thiện. Khi tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, anh không còn nhiều hy vọng. 

Tuy nhiên nhờ các bác sĩ và gia đình động viên, anh S. đã quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật mổ vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng. Nhờ sự kiên trì, nỗ lực, các bác sĩ đã thu được số lượng tinh trùng đủ để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của vợ, giúp anh S. có cơ hội làm cha. Kết quả vào tháng 5 vừa qua, gia đình anh S. đã đón cặp song sinh ra đời khỏe mạnh. 

Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-1
Trái ngọt của gia đình anh L.H.S (Thanh Hóa) sau 4 năm điều trị vô sinh – hiếm muộn

Theo tìm hiểu, phương pháp mà các bác sĩ thực hiện cho anh S. có tên là Micro TESE. Hiện nay, tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, tỷ lệ tìm thấy tinh trùng ở bệnh nhân Klinefelter bằng phẫu thuật Micro TESE là khoảng 45-50%. Đây là một tỉ lệ cao, tương đương với các báo cáo trên thế giới. Do đó, nam giới vô sinh hoàn toàn có hy vọng có con nhờ phương pháp này.

Về phương pháp mới này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ ThS.BS Đinh Hữu Việt (Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) - bác sĩ chuyên chữa vô sinh hiếm muộn cho nam giới nổi tiếng tại Hà Nội.

Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-2
Cặp vợ chồng rất hạnh phúc vì được chào đón con yêu sau nhiều năm chờ đợi.

Chào BS, BS có thể chia sẻ một chút về thực trạng vô sinh - hiếm muộn ở Nam giới tại Việt Nam hiện nay không? Nam giới vô sinh thường do những nguyên nhân nào?

Vô sinh, hiếm muộn là vấn đề không còn xa lạ trong xã hội hiện đại. Theo số liệu mới nhất, tỉ lệ vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam hiện là 7,7% trong đó vô sinh I (nguyên phát) là 3,8%; vô sinh II (thứ phát) là 3,9%. Vô sinh nguyên phát được hiểu là tình trạng cặp vợ chồng chưa từng sinh con lần nào trong điều kiện quan hệ tình dục bình thường. Còn vô sinh thứ phát là trường hợp hai vợ chồng đã từng sinh con nhưng nay không thể thụ thai dù không sử dụng biện pháp tránh thai nào.

Trước đây, nhiều người thường nghĩ vấn đề vô sinh là do người phụ nữ. Tuy nhiên theo nghiên cứu tỷ lệ vô sinh do người vợ chiếm 40%, người chồng chiếm 40%, 10% là do cả hai và có 10% là chưa rõ nguyên nhân. Số lượng nam giới tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa nam học đang dần tăng lên và có xu hướng trẻ hóa theo độ tuổi. Đây là tình trạng đáng báo động về thực trạng vô sinh hiếm muộn của nam giới hiện nay. 

Nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam giới là do bất thường về tinh trùng hoặc đường dẫn tinh có vấn đề. Ngoài những tác nhân từ lối sống như: stress, rượu, bia, thuốc lá gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng tinh trùng thì các bệnh lý nam khoa như: xuất tinh ngược, viêm nhiễm đường sinh dục, giãn tĩnh mạch thừng tinh… hay bất thường nhiễm sắc thể cũng dẫn đến vô sinh ở nam giới.

Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-3
ThS.BS Đinh Hữu Việt thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân

Hiện nay, có những phương pháp nào để điều trị cho nam giới vô sinh? Trong các phương pháp đó, phương pháp nào được đánh giá là hiện đại và đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân?

Để điều trị vô sinh cho nam giới, trước hết các bác sĩ cần xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh. Đối với trường hợp xuất tinh có tinh trùng trong tinh dịch nhưng số lượng, chất lượng không đảm bảo thì có thể điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật thủ thuật để cải thiện tinh trùng. Trong vô sinh nam, nghiêm trọng nhất là những trường hợp xuất tinh không có tinh trùng trong tinh dịch (vô tinh). Nhóm nguyên nhân này được chia thành 2 loại: vô tinh do tắc nghẽn và vô tinh không do tắc nghẽn.

Vô tinh do tắc nghẽn (vô tinh do đường dẫn) có thể kể đến như tắc ống dẫn tinh - mào tinh với các nguyên nhân hay gặp nhất là viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn,… Các trường hợp này, tinh hoàn vẫn có khả năng sinh tinh bình thường. Nhiều trường hợp sau phẫu thuật nối ống dẫn tinh – mào tinh do tắc, phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh đã có thể có con tự nhiên. Một số trường hợp khác như bất sản ống dẫn tinh (không có ống dẫn tinh bẩm sinh) thì phải thực hiện thủ thuật phẫu thuật "thu" tinh trùng như MESA (phẫu thuật vi phẫu mào tinh), PESA (chọc mào tinh qua da), TESE (lấy mô tinh hoàn tìm tinh trùng) để thực hiện hỗ trợ sinh sản với trứng của người vợ.

Đối với vô tinh không do tắc nghẽn, nguyên nhân thường gặp sẽ là biến chứng sau quai bị gây teo tinh hoàn, suy tinh hoàn, rối loạn nội tiết tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, bất thường NST, đột biến gen AZF, tinh hoàn ẩn,… Tinh hoàn sinh tinh kém hoặc thậm chí không sinh tinh dẫn đến xuất tinh không có tinh trùng. Để có con, bệnh nhân cần được can thiệp vào tinh hoàn để thu tinh trùng và thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của vợ. Bên cạnh các phương pháp "thu" tinh trùng như đã nêu ở trên thì một vài năm gần đây, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội còn triển khai kĩ thuật Micro TESE cho nhóm bệnh nhân này để nâng cao tỷ lệ thành công. 

Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-4


Phương pháp mổ vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE này hiện khá mới tại Việt Nam và được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng, mang lại hiệu quả điều trị cao. Các ca bệnh đã thực hiện điều trị phương pháp mổ Micro TESE cho thấy kết quả tìm thấy tinh trùng rất cao, ít tổn thương mô tinh hoàn, ít biến chứng. Rất nhiều nam giới gặp tình trạng vô tinh cũng đã tìm thấy tinh trùng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Micro TESE là phẫu thuật vi phẫu can thiệp sâu vào tinh hoàn để tìm những ống sinh tinh có chứa tinh trùng thông qua kính vi phẫu có độ phóng đại lớn. Khi tìm tinh trùng trên những mẫu mô nhỏ, việc lọc tách cũng rất khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ. Phẫu thuật Micro TESE đôi khi chỉ có thể tìm được một vài tinh trùng hoặc vài chục con vừa đủ để làm thụ tinh ống nghiệm. Bác sĩ mổ phải có kinh nghiệm "căn" rất chuẩn sao cho tinh trùng lấy ra là vừa đủ, không lấy quá nhiều mô gây tổn thương tinh hoàn.

Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-5
Bác sĩ thực hiện phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE trên bệnh nhân vô tinh

Với những trường hợp nào thì cần can thiệp phương pháp Micro TESE? Tinh trùng lấy từ can thiệp bằng phương pháp này có chất lượng như thế nào so với tinh trùng xuất tự nhiên, thưa BS?

Đối với trường hợp vô sinh ở nhóm có tinh trùng thì việc điều trị hướng đến mục đích làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng. Còn riêng nhóm vô sinh do vô tinh (không có tinh trùng) thường chiếm từ 10-15% trong các trường hợp vô sinh nam và cần can thiệp điều trị bằng phương pháp mổ vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE.

Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý như quai bị teo tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ, bệnh về nội tiết tố, cường giáp hoặc suy giáp thì rối loạn di truyền, nhiễm sắc thể điển hình như hội chứng Klinefelter cũng gây nên tình trạng vô tinh ở nam giới.

Với Micro TESE, các bác sĩ hầu như phải "nâng niu" từng mẫu mô để tìm từng tinh trùng một. Tại các mẫu mô đó, mật độ tinh trùng di động không thể nào tốt như mẫu bình thường nhưng chúng tôi vẫn có thể xét về hình thái tinh trùng để biết rằng có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) hay không. Thực tế trong quá trình điều trị cho bệnh nhân thì chúng tôi thấy rằng có những tinh trùng hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về TTTON. Tinh trùng thu được từ Micro TESE sẽ được dùng làm TTTON và cho kết quả có con tương đương với TTTON bằng tinh trùng trong tinh dịch.

Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-6
ThS.BS Việt kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật thì bệnh nhân cần nghỉ ngơi bao lâu để bình phục và có gặp khó khăn gì trong sinh hoạt hàng ngày không?

Sau mổ thường bệnh nhân chỉ cần ở lại viện 1 ngày để theo tình trạng sức khỏe, vết mổ. Khi về nhà có thể nghỉ ngơi 1-2 ngày để ổn định hoàn toàn, sau đó đi làm công việc nhẹ nhàng.

7- 10 ngày sau phẫu thuật sẽ được cắt chỉ vết mổ, bệnh nhân nên kiêng quan hệ tình dục 2-4 tuần. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bệnh nhân thường sinh hoạt tình dục sớm hơn ngay khi cảm thấy mọi thứ đã "bình thường".

Khó khăn nhất đối với bệnh nhân mổ micro TESE có lẽ là kết quả mổ không tốt, không có hoặc không đủ tinh trùng để làm IVF khiến tâm trạng buồn chán, thất vọng.

Có nhiều cặp vợ chồng thành công với phương pháp Micro TESE không?

Nhiều bệnh nhân tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội khi trước đó từng đi xét nghiệm nhiều nơi và không thấy con tinh trùng nào cả. Họ gần như đã tuyệt vọng. Nhưng khi dùng phương pháp Micro TESE, chúng tôi lại tìm thấy tinh trùng và chính bệnh nhân cũng được nhìn thấy tinh trùng của mình. Khoảng trên 50% tìm thấy tinh trùng. Trong đó, hơn 90% bệnh nhân bị teo tinh hoàn sau quai bị, tinh hoàn < 3ml,="" nội="" tiết="" fsh="" tăng="" rất="">

Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-7


Bác sĩ thực hiện thủ thuật xẻ mô để thu được mẫu mô tinh hoàn, mô sau khi thu nhận được cắt nhỏ hoặc ép nghiền để thu tế bào đơn. Mẫu sẽ được quan sát tìm tinh trùng dưới hệ thống kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần. Tinh trùng nếu có sẽ được thu nhận, xử lý và sử dụng trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Ảnh: Internet.

Quy trình làm phẫu thuật Micro TESE:

Micro TESE là kỹ thuật mổ tinh hoàn và soi dưới kính hiển vi tìm từng tổ chức ống sinh tinh (là một cấu trúc rất nhỏ trong tinh hoàn đảm nhiệm chức năng sản sinh ra tinh trùng) để kiểm tra và tìm tinh trùng. Có thể hình dung đây là phương pháp can thiệp sâu vào tinh hoàn để bác sĩ "bắt" từng con tinh trùng.

Kỹ thuật Micro TESE được xem như một cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh, hiếm muộn ở nam giới và đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn triển khai. Hiện nay, kĩ thuật này xem như cứu cánh cuối cùng của những bệnh nhân được chẩn đoán vô tinh do bệnh lý nam khoa hoặc bất thường về nhiễm sắc thể.

Sau khi thăm khám và được chẩn đoán vô sinh do vô tinh và cần thực hiện phẫu thuật Micro TESE để tìm tinh trùng, Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn kĩ về phương pháp cũng như các thông tin cần thiết. Vào ngày người vợ tiến hành thực hiện chọc hút noãn (trứng), người chồng sẽ được thực hiện phẫu thuật Micro TESE tìm tinh trùng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của người vợ.

1. Tinh hoàn có khả năng tìm thấy tinh trùng cao hơn sẽ được phẫu thuật trước để hạn chế tối đa tổn thương, can thiệp nhiều lần.

Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-8Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-9

2. Bằng kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, bác sĩ sẽ chọn những ống sinh tinh tốt nhất trong tinh hoàn thông qua kính vi phẫu có độ phóng đại gấp nhiều lần.

Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-10Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-11

3. Các ống sinh tinh "khỏe mạnh" sẽ được tách nhỏ để soi tìm tinh trùng. Phẫu thuật kết thúc khi tìm thấy đủ tinh trùng đạt điều kiện thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của người vợ.  

Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-12Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-13

4. Tinh trùng được tìm thấy sẽ được chuyên viên phôi học tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của người vợ để tạo phôi bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Phôi sau đó được các bác sĩ hỗ trợ sinh sản chuyển vào buồng tử cung của người vợ. 

Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-14Ths. BS Đinh Hữu Việt: Người chồng không có tinh trùng nhưng nhờ kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn, hai vợ chồng đón cặp song sinh sau nhiều năm chờ đợi-15

5. Trong suốt quá trình mang thai, người vợ sẽ được theo dõi và thăm khám định kì để đảm bảo thai kì an toàn.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/ths-bs-dinh-huu-viet-nguoi-chong-khong-co-tinh-trung-nhung-nho-ky-thuat-vi-phau-tinh-hoan-hai-vo-chong-don-cap-song-sinh-sau-nhieu-nam-cho-doi-2220212191027749.htm

Vô sinh

sinh đôi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.