“Khả năng chống stress” của trẻ vô cùng quan trọng, cha mẹ cần nắm được 3 điểm rèn luyện để trẻ không kiêu căng khi thành công, không nản chí khi thất bại

Ở xã hội hiện đại, không chỉ người trưởng thành mà không ít trẻ em cũng phải chịu những áp lực lớn trong cuộc sống từ khi còn nhỏ. Vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp kịp thời giúp con em mình rèn luyện khả năng chống lại căng thẳng để trẻ có thể chịu được áp lực cao trong tương lai.

Thực tế cho thấy, nghịch cảnh luôn đồng hành với tất cả mọi người, từ trẻ đến già và bất cứ lúc nào biến cố cũng có thể xảy ra, gây áp lực và căng thẳng. Đối với một đứa trẻ, việc phát triển khả năng chống lại căng thẳng là rất quan trọng, có nghĩa là nó có thể đối mặt với khó khăn một cách chính xác, vững vàng trước thất bại, điều chỉnh được cảm xúc của mình và có khả năng giải quyết vấn đề thông suốt.

Khả năng chống stress” của trẻ vô cùng quan trọng, cha mẹ cần nắm được 3 điểm rèn luyện để trẻ không kiêu căng khi thành công, không nản chí khi thất bại-1

Ngược lại nếu đứa trẻ yếu đuối, hay nói cách khác là khả năng chống stress không cao rất dễ suy nghĩ và hành động dại dột gây nên hậu quả đáng tiếc. Thực tế đã ghi nhận không ít tình huống tiêu cực và đau lòng như vậy, do đó trong quá trình nuôi dạy con cái các bậc phụ huynh cần quan tâm kịp thời và có những biện pháp hiệu quả để giúp trẻ nâng cao khả năng chống đỡ căng thẳng.

Tầm quan trọng của khả năng chịu đựng và chống lại căng thẳng với trẻ trong quá trình tăng trưởng

1. Giúp trẻ hình thành sự tự tin

Khả năng chống lại căng thẳng có thể giúp trẻ xây dựng sự tự tin trong quá trình phát triển, đủ can đảm để thể hiện bản thân trong bất kỳ tình huống nào. Trước những kỳ vọng và áp lực của người khác, trẻ cũng có thể bộc lộ và thể hiện bản thân. Đồng thời, khả năng chống stress tốt sẽ giúp trẻ bứt phá tiềm năng và có được thành tích tốt hơn, tự tin hơn.

2. Tăng khả năng đối phó với mọi việc 

Những đứa trẻ có khả năng chịu đựng căng thẳng tương đối ít hoảng sợ hơn khi đối mặt với vấn đề, dễ duy trì tinh thần minh mẫn, dễ đưa ra các giải pháp và phương tiện hợp lý khi đối mặt với mọi việc và dễ dàng xử lý tốt mọi việc. Việc đưa ra quyết định đúng đắn cũng dễ dàng hơn và giúp bản thân thoát khỏi căng thẳng và thất bại.

Khả năng chống stress” của trẻ vô cùng quan trọng, cha mẹ cần nắm được 3 điểm rèn luyện để trẻ không kiêu căng khi thành công, không nản chí khi thất bại-2

3. Giúp trẻ đối mặt với thất bại một cách chính xác

Trẻ em có khả năng chịu đựng căng thẳng tốt hơn sẽ tương đối mạnh mẽ khi đối mặt với thất bại, chúng dễ dàng thoát ra khỏi cảm giác chán nản hay thất vọng để tìm ra nguyên nhân và bài học của thất bại, từ đó khắc phục và sửa sai. 

Thực tế, trẻ biết cách đối mặt với thất bại một cách chính xác, càng dễ dám thử và bứt phá hơn, tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn. Trẻ có khả năng chống căng thẳng tốt cũng sẽ tiến bộ nhanh hơn trong việc kiểm soát cảm xúc và xử lý mọi việc, nhưng nếu khả năng chống stress kém, trẻ thường gián tiếp gây ra những hành vi, thái độ khác nhau ảnh hưởng đến bản thân và những người khác.

Hành vi nào của trẻ là biểu hiện khả năng "chống stress" kém?

1. Gặp chuyện thì dễ nổi nóng, trút giận

Biểu hiện thường thấy khi trẻ cảm thấy căng thẳng là vô cùng xúc động, ủ rũ. Đồng thời sẽ kèm theo một số hành vi tiêu cực có thể là đánh người, phá hoại đồ vật, bắt nạt động vật nhỏ hoặc thậm chí là tự làm đau chính mình nhằm giải tỏa áp lực bên trong.

Chẳng hạn, một số trẻ bị căng thẳng sẽ dễ nổi nóng với những người xung quan, hay ăn thật nhiều, cắn móng tay, phá hoại đồ đạc.... Đó đều là những "lỗ thông hơi" không nằm trong tầm kiểm soát của chúng.

2. Im lặng bất thường và lòng tự trọng thấp

Dưới tác động của áp lực tâm lý, một số trẻ trở nên khác thường, chúng im lặng, bơ phờ và thường xuyên ở trạng thái bàng hoàng. Một số trẻ cũng sẽ trở nên kém cỏi, chán nản và từ bỏ những việc mình đã làm, đồng thời trốn tránh một số trách nhiệm và tỏ ra không muốn làm khi thiếu tự tin.

Khả năng chống stress” của trẻ vô cùng quan trọng, cha mẹ cần nắm được 3 điểm rèn luyện để trẻ không kiêu căng khi thành công, không nản chí khi thất bại-3

3. Thường xuyên bị ốm

Thường xuyên căng thẳng cũng sẽ ảnh hưởng đến thể chất của trẻ. Cụ thể, tâm trạng lo lắng, stress tác động lên cơ thể khiến sức đề kháng của trẻ kém đi, trẻ dễ ốm nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu trẻ bị ốm thường xuyên trong một thời gian nhất định, cha mẹ ấy nên xem xét liệu đó có phải là căng thẳng thần kinh gây ra hay không để có biện pháp phù hợp.

Trên thực tế, khả năng chịu stress kém của trẻ rất dễ bộc lộ, cha mẹ phải kịp thời phát hiện, đồng thời giúp đỡ trẻ tu dưỡng, điều chỉnh thì mới có thể ngăn chặn được những rắc rối có thể xảy ra. Khi đối mặt với những áp lực trong cuộc sống tương lai, hãy bình tĩnh đối mặt với nó.

Để con cái mạnh mẽ hơn, cha mẹ cần nắm 3 điểm tu dưỡng sau

1. Đặt ra nhiệm vụ cho trẻ, để trẻ chịu đựng một số khó khăn

Tất nhiên nhiệm vụ đó phải nằm trong khả năng của trẻ. Giao nhiệm vụ cho trẻ không có nghĩa là đưa ra "bài toán" mà trẻ không đủ năng lực hoàn thành, mà là để trẻ có thể làm tốt, hoặc sáng tạo và bứt phá trong khả năng của mình. Chẳng hạn, yêu cầu trẻ hoàn thành bài tập về nhà trong một khoảng thời gian đã định, hay tổ chức một chuyến đi chơi nhưng toàn bộ quá trình được giao cho trẻ lên kế hoạch...

Rèn luyện khả năng chịu đựng căng thẳng của trẻ không phải là chủ động tấn công trẻ và làm mất đi sự tự tin của trẻ, mà là tạo điều kiện để trẻ thử sức và rèn luyện, dần dần khi có kinh nghiệm trẻ có thể độc đối mặt và giải quyết vấn đề. Bản thân đứa trẻ sẽ học được cách kiên trì qua quá trình rèn luyện. Hãy để bọn trẻ hiểu rằng chúng muốn đạt được một điều hoặc mục tiêu, chúng phải học cách nỗ lực, tính toán và làm việc chăm chỉ. Trong quá trình đó trẻ hãy dạy trẻ không ỷ lại, ích kỷ, không ngại khó hay sợ mệt và khuyến khích trẻ mạnh dạn đề nghị giúp đỡ khi cần thiết…

2. Buông tay đúng cách, để trẻ tự mình cảm nhận quá trình và kết quả

Khi giao nhiệm vụ cho trẻ thì in tưởng và buông bỏ là điều kiện then chốt, và có thể giúp đỡ kịp thời là điều kiện phụ trong giai đoạn đầu. 

Một khi bố mẹ dám để trẻ thử thì nên trao trọn niềm tin cho trẻ, kể cả khi trẻ thất bại hay không thành công, hãy kịp thời động viên, tích cực giúp đỡ trẻ đối mặt với thái độ đúng đắn rằng thất bại không phải là vấn đề gì to tát. Thay vào đó, hãy cùng trẻ tổng kết những thất bại, dạy trẻ bình tĩnh đối mặt, duy trì sự tự tin, phân tích nguyên nhân, rút kinh nghiệm… thì chắc chắn cuối cùng sẽ có được thành công.

Quá trình này rất quan trọng, giúp trẻ em có một mức độ bền bỉ nhất định và khả năng chống lại áp lực một cách tinh vi, khả năng tự lập nhiều hơn.

Khả năng chống stress” của trẻ vô cùng quan trọng, cha mẹ cần nắm được 3 điểm rèn luyện để trẻ không kiêu căng khi thành công, không nản chí khi thất bại-4

3. Dạy trẻ đối mặt với thất bại và tha thứ 

Thất bại cũng là một trong những điều mà ai cũng gặp phải. Vì vậy, sự hiểu biết về thất bại là rất quan trọng, khó khăn và thất bại tạm thời không phải là thất bại. Nếu cảm thấy rằng mình thực sự thất bại, tức là chúng ta đã để khó khăn thử thách đánh bại chính mình mà không còn ý chí vươn lên hay chiến đấu đến cùng.

Vì vậy, khi trẻ ở tình trạng chán nản, nhụt trí, cha mẹ nên giúp đỡ và khuyến khích trẻ không tự trách mình, thay vào đó suy nghĩ để tìm ra lý do thực sự của thất bại để tránh lặp lại trong tương lai. Hãy giải thích để trẻ hiểu rằng thế giới là tươi đẹp, và cuộc sống không ngừng đối mặt với thử thách, thất bại là bình thường và sửa sai được đã là thành công. Khi thất bại không được nản chí hay sợ hãi, lúc thành công cũng không nên kiêu ngạo và tự mãn. Đó là thái độ cơ bản để giành chiến thắng.

Nói tóm lại, để bọn trẻ trải qua càng nhiều thứ càng tốt, cha mẹ chỉ hỗ trợ và giúp đỡ khi cần thiết, quá trình trẻ thực hiện khi gặp áp lực và khó khăn đều phải tự mình đối mặt. Việc này lặp đi lặp lại sẽ là một cách “tập thể dục” để rèn luyện cho trẻ khả năng chịu đựng và giải quyết vấn đề khi đối mặt với căng thẳng và thất bại.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.