"Mẹ cháu không kiếm tiền", câu nói coi thường của cậu con trai 7 tuổi làm tổn thương sâu sắc trái tim người mẹ toàn thời gian

"Mẹ cháu không kiếm tiền, chỉ ở nhà giặt quần áo, nấu cơm", cậu con trai hi hi ha ha nói xong, người mẹ ngồi bên cạnh tôi sắc mặt liền tối lại, trong lòng dường như có một loại xót xa.

Tôi thấy khá áy náy, không ngờ thuận miệng hỏi một câu lại khiến người mẹ khó xử như vậy.  Hôm đó, tôi đưa con trai ra sân chơi mới xây gần nhà, ở bên cạnh thấy một bà mẹ khác cũng đang chơi với con. Cảm thấy mình và cô ấy cũng sàn sàn tuổi nhau nên tôi chủ động bắt chuyện. Khi tôi hỏi người mẹ cô ấy đang làm việc gì thì đứa trẻ nhanh nhảu trả lời thay. Nói xong, thằng bé bỏ ra chỗ khác chơi. 

Người mẹ này bắt đầu nói về “công việc” làm mẹ toàn thời gian của mình. Trước sinh con, chị cũng có một công việc tốt. Sau sinh, ban đầu là mẹ chồng trông giúp trông con hộ nhưng khi thằng bé được 1 tuổi, bà sinh bệnh nặng, thân thể bắt đầu không linh hoạt. Đứa nhỏ cũng yếu ớt nhiều bệnh, thường xuyên phải đến bệnh viện nên không còn cách nào khác, chị phải xin nghỉ việc, ở nhà chăm con, hầu mẹ chồng. "Thấm thoát 6 năm rồi. Thằng bé đã được 7 tuổi nhưng tôi vẫn chưa một lần thực sự bước ra khỏi 4 bức tường", chị thở dài.

Từ lời kể của người mẹ này, tôi cảm thấy sự bất lực sâu sắc và những vất vả, nhọc nhằn của chị những năm qua. Chị đã gánh một gánh nặng cuộc sống trong suốt 6 năm qua, nỗi cực nhọc ấy, cùng là một người mẹ, tôi có thể hiểu được. Công sức này không thể đong đếm bằng tiền. Mấy năm trả giá và hy sinh như thế, lại đổi lấy bị con mình coi thường. "Mẹ cháu không kiếm tiền". Sự coi thường của con trai 7 tuổi đã làm tổn thương sâu sắc người mẹ toàn thời gian.

“Nghề” làm mẹ toàn thời gian, vất vả và xót xa chỉ có mình biết, chồng con cũng khó hiểu

Mẹ cháu không kiếm tiền, câu nói coi thường của cậu con trai 7 tuổi làm tổn thương sâu sắc trái tim người mẹ toàn thời gian-1

Nếu không phải là bất đắc dĩ, ít có phụ nữ nào sẵn sàng làm mẹ toàn thời gian. Người mẹ toàn thời gian hy sinh nhiều nhất, trả giá nhiều nhất, nhưng trong mắt người khác, những hy sinh và cống hiến của họ là không đáng gì, là “ngồi mát ăn bát vàng”, là không phải lao ra ngoài xã hội mà vẫn có tiền tiêu, là những người nhàn rỗi nhất thế giới… Trong mắt nhiều người, những bà mẹ toàn thời gian chỉ ở nhà quanh quẩn nấu cơm, chăm con, dọn nhà… làm gì có việc gì vất vả đâu mà than thở, tất cả chỉ là giả vờ! 

Người ngoài nghĩ vậy thì không nói làm gì, buồn hơn là gia đình cũng đối xử với họ như vậy. Mẹ chồng coi con dâu như loài tầm gửi, ký sinh, một xu không kiếm được, chỉ biết đưa tay vòi tiền, còn cả nhà đều dựa vào con trai mình nuôi. Chồng thì cảm thấy mình là người nuôi gia đình này, vợ không làm gì cả, chỉ nằm không ăn sẵn, vậy mà còn mỗi ngày oán giận vất vả, thật sự là ở trong phúc không biết phúc.

Thái độ này của gia đình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ. Đứa trẻ cũng sẽ cảm thấy mẹ là một người phụ nữ chỉ ăn, không biết kiếm tiền, gia đình hoàn toàn dựa vào cha nuôi dưỡng; có cha, mình có đồ chơi để chơi, được đến sân chơi chơi.... Đứa trẻ sẽ có một sự hơi coi thường đối với người mẹ toàn thời gian, trong mắt gần như không coi trọng mẹ. Trong bầu không khí gia đình như vậy, người mẹ toàn thời gian ở nhà thực sự không có địa vị, không có quyền cất tiếng nói, sống rất khiêm tốn, nhiều ủy khuất, chua xót cũng chỉ biết tự nuốt vào trong bụng. Làm mẹ toàn thời gian - thực sự là một “nghề” rủi ro và không được thấu hiểu!

Hầu hết trẻ em thích mẹ làm việc chăm chỉ, các bà mẹ có động lực

Mẹ cháu không kiếm tiền, câu nói coi thường của cậu con trai 7 tuổi làm tổn thương sâu sắc trái tim người mẹ toàn thời gian-2

Khi đứa trẻ còn nhỏ, cần sự đồng hành hết lòng của mẹ. Nhưng khi trẻ lớn hơn, nhìn thấy nhiều điều và hiểu nhiều điều hơn, con cũng mong mẹ sẽ có một nghề mà mình yêu thích, mỗi ngày chăm chỉ cho sự nghiệp của mình, trông rạng rỡ thay vì loanh quanh cho gia đình và bản thân cả ngày.

Các bà mẹ có sự nghiệp riêng nên sẽ không dành hết tâm sức và thời gian cho con cái, trẻ cũng cảm thấy có chỗ thở nên tự lập hơn. Đồng thời, những bà mẹ làm việc chăm chỉ trong sự nghiệp cũng ảnh hưởng tinh tế đến con cái của họ, khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn.  Đó là kiểu bà mẹ mà hầu hết trẻ em thích.

Vì vậy, nếu có thể, phụ nữ nên ra khỏi nhà và làm một công việc của riêng mình, không chỉ vì giá trị và phẩm giá của bản thân mà còn để làm gương cho con cái trong việc chống lại những rủi ro có thể xảy ra trong gia đình trong tương lai.

Theo V.A - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.