Cậu bé 3 tuổi suýt bị thiệt mạng do kẹp vào cửa, đừng để sự 'giải cứu sai lầm' của bố mẹ làm tổn thương con

Trong trường hợp trẻ bị kẹp vào cửa, nếu cha mẹ không biết cách xử lý kịp thời sẽ dễ làm tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ nhỏ rất hiếu động, lại là lứa tuổi thích tò mò khám phá, thường hay sờ vào cửa cuốn và cửa kính ở các siêu thị, trung tâm thương mại mà không nhận biết được sự nguy hiểm. Vì vậy, trong vô vàn tai nạn kẹp cửa, phần lớn là trẻ em nhỏ 3-4 tuổi. Còn nhớ vào năm 2020, một bệnh viện ở Tuyền Châu, Trung Quốc đã tiếp nhận ​​5 trẻ em trong một ngày, tất cả đều bị kẹp ngón tay vào cửa. Trong đó, có một bé bị dập nát hết một bàn tay. Hồi tháng 4/2017, một bé gái 3 tuổi ở tỉnh Chiết Giang bị kẹp tay trái vào cửa kính và lưng tím tái. Rồi một trường hợp khác là một cậu bé 3 tuổi ở Thiệu Dương, Hồ Nam đang chơi bên cửa kính thì bị kẹp vào cửa suýt mất mạng.

Cậu bé 3 tuổi suýt bị thiệt mạng do kẹp vào cửa, đừng để sự giải cứu sai lầm của bố mẹ làm tổn thương con-1Cậu bé 3 tuổi suýt bị thiệt mạng do kẹp vào cửa, đừng để sự giải cứu sai lầm của bố mẹ làm tổn thương con-2Cậu bé 3 tuổi suýt bị thiệt mạng do kẹp vào cửa, đừng để sự giải cứu sai lầm của bố mẹ làm tổn thương con-3Cậu bé 3 tuổi suýt bị thiệt mạng do kẹp vào cửa, đừng để sự giải cứu sai lầm của bố mẹ làm tổn thương con-4

Nếu một đứa trẻ bị kẹp vào cửa, đừng mở cửa ngay lập tức

Trên thực tế, việc trẻ bị kẹp vào cửa thường xuyên xảy ra và để lại hậu quả rất khủng khiếp nếu các bậc phụ huynh không nắm được cách xử lý tình huống hoặc sơ cứu sai cách. Nhiều cha mẹ thấy con mình bị kẹp, phản ứng đầu tiên của họ là đẩy cửa vào, coi đó là lẽ đương nhiên trẻ sẽ ra được. Đây là việc làm sai lầm. Bởi khi trẻ bị kẹp thì khung cửa vừa khít, dù đẩy cửa theo hướng nào thì bé cũng sẽ bị siết chặt. Theo các chuyên gia khuyên, nếu một đứa trẻ bị kẹp vào cửa, đừng mở cửa ngay lập tức.

Một nghiên cứu thể hiện qua hình ảnh cũng cho thấy, khi cánh cửa bị đẩy về phía trước theo hướng mà bàn tay bị kẹp, thì rõ ràng tay giả vẫn tiếp tục bị bóp, và bộ phận này đã bị biến dạng nghiêm trọng. Còn nếu đẩy cửa theo hướng ngược lại cũng gây chết người không kém. Nếu cha mẹ hoảng sợ và cố gắng đóng mở cửa hết lần này đến lần khác, ngón tay của đứa trẻ sẽ bị cọ xát liên tục và tổn thương là không tránh khỏi.

Cậu bé 3 tuổi suýt bị thiệt mạng do kẹp vào cửa, đừng để sự giải cứu sai lầm của bố mẹ làm tổn thương con-5Cậu bé 3 tuổi suýt bị thiệt mạng do kẹp vào cửa, đừng để sự giải cứu sai lầm của bố mẹ làm tổn thương con-6

Trong trường hợp khẩn cấp, đập vỡ cửa kính có cứu được trẻ không?

Ý tưởng đập vỡ cửa kính để giải cứu trẻ cũng được các khuyên là không nên áp dụng bởi thiệt hại khá nặng nề. Một thí nghiệm khác về việc đập vỡ cửa kính cho thấy rõ tại thời điểm đập vỡ, chiếc kính đã rơi thành nhiều mảnh lớn. Đương nhiên, mỗi mảnh kính này chẳng khác gì một con dao lao thẳng vào mặt và cơ thể của trẻ.

Cậu bé 3 tuổi suýt bị thiệt mạng do kẹp vào cửa, đừng để sự giải cứu sai lầm của bố mẹ làm tổn thương con-7

Cậu bé 3 tuổi suýt bị thiệt mạng do kẹp vào cửa, đừng để sự giải cứu sai lầm của bố mẹ làm tổn thương con-8

Cha mẹ nên làm gì nếu trẻ bị kẹp vào cửa kính, cửa cuốn?

Nguyên tắc lớn nhất của việc sơ cứu đúng cách là không gây ra thương tích thứ cấp, sau đó tìm cách ngăn chặn sự mở rộng của các vết thương hiện có, và cuối cùng là giải quyết vấn đề. Cha mẹ hãy nhanh chóng gọi điện thoại cứu hộ khẩn cấp. Họ có kinh nghiệm cứu hộ dày dặn và đầy đủ các dụng cụ phá dỡ để bảo vệ trẻ em ở mức độ cao nhất. Trong trường hợp đơn giản thì cha mẹ có thể làm:

Nếu là cửa cuốn thì nhấn nút dừng khẩn cấp màu đỏ

- Nếu trẻ bị kẹp bởi cửa cuốn thì ở nơi này thường có các nút dừng khẩn cấp màu đỏ trên khung cửa ở cả hai bên. Nhấn vào đó để nó hoạt động giống như phanh tay trên ô tô và lập tức dừng lại. Ngoài ra, có một thiết bị cảm biến ở mặt đen của khung cửa xoay. Nhấn mạnh vào đó thì cửa quay tự động cũng sẽ dừng lại.

Cậu bé 3 tuổi suýt bị thiệt mạng do kẹp vào cửa, đừng để sự giải cứu sai lầm của bố mẹ làm tổn thương con-9

Nếu là cửa kính thông thường thì nhanh chóng thực hiện bước sau:

- Tìm một vật cứng (chẳng hạn như đũa) đỡ vào khe hở để ngăn khe hở bị lệch.

Cậu bé 3 tuổi suýt bị thiệt mạng do kẹp vào cửa, đừng để sự giải cứu sai lầm của bố mẹ làm tổn thương con-10

- Trong khi chờ cứu hộ, cha mẹ có thể thử một vài cách ít rủi ro khác. Nghĩ cách đổ một ít nước rửa tay, dầu thực vật hoặc nước xà phòng vào chỗ trống. Những chất lỏng trơn này có thể được sử dụng làm chất bôi trơn. Sau khi bôi trơn, đừng nắm tay trẻ và kéo thẳng ra. Từ từ xoay tay sang trái rồi sang phải, hãy di chuyển tay từ từ ra ngoài. Cách làm này cũng tương tự như lúc chúng tay tháo vòng tay ra khi bị chặt.

- Bạn cũng có thể sử dụng một công cụ để mở một khoảng trống bên trên và dưới của cửa rồi lấy tay ra.

- Ngoài ra, điều quan trọng là cha mẹ hãy đề phòng, nâng cao cảnh giác đừng để trẻ em chơi gần bất kỳ cửa kính, cửa cuốn nào.

Theo Minh Minh - Vietnamnet


tai nạn trẻ em


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.