Phản ứng khi bị cướp đồ chơi tiết lộ chỉ số EQ của bé cao hay thấp, cha mẹ cần quan sát để có cách nuôi dạy con phù hợp

Con bạn sẽ tranh giành đồ chơi, khóc lóc hay đi tìm kiếm sự giúp đỡ? Tất cả những điều này đều phần nào thể hiện chỉ số EQ và tính cách của trẻ.

Khi trẻ được 3 tuổi, chúng bắt đầu thích chơi với những đứa trẻ khác. Khi những đứa trẻ chơi với nhau, không tránh khỏi tình trạng sẽ xảy ra mâu thuẫn, giành giật đồ chơi. Gặp hoàn cảnh này, nhiều phụ huynh không biết phải giải quyết như thế nào cho hợp tình hợp lý.

Một số cha mẹ muốn con mình học cách khiêm tốn, biết nhường nhịn. Nếu đồ chơi của con bị cướp, họ sẽ nói với con mình nên cho bạn mượn chơi một chút hoặc chơi cùng nhau.

Một số cha mẹ khác lo lắng rằng, con mình quá hiền lành, yếu ớt, sau này đi học sẽ bị bạn bè bắt nạt nên dặn dò nhất định không để những đứa trẻ khác cướp mất đồ chơi.

Khi trẻ tranh giành đồ chơi, có 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình huống này:

- Trẻ quá nhỏ, chưa biết suy nghĩ nhiều, không nghĩ tới cảm xúc của người khác nên có xu hướng hành động ích kỷ.

- Ngôn ngữ của trẻ chưa thuần thục, khó có thể diễn đạt những cảm xúc, ý muốn của bản thân thành lời, nên chúng hành động theo bản năng là chính.

Phản ứng khi bị cướp đồ chơi tiết lộ chỉ số EQ của bé cao hay thấp, cha mẹ cần quan sát để có cách nuôi dạy con phù hợp-1
Khi trẻ tranh giành đồ chơi, có nhiều phản ứng khác nhau giữa những đứa trẻ. (Ảnh minh họa)

Vì vậy, hành vi trẻ tranh giành đồ chơi không liên quan gì đến việc đánh giá đó là một đứa trẻ hư, mà đó chỉ là một phản xạ bình thường cần có trong giai đoạn phát triển của bé. Tuy nhiên, hành vi này ở một mức độ nhất định nào đó cũng thể hiện EQ và tính cách của trẻ.

Nếu quan sát kỹ, chúng ta có thể thấy một số biểu hiện và hành vi của những đứa trẻ sẽ rất khác nhau khi bị tranh giành đồ chơi. Thông qua đó, cha mẹ sẽ hiểu con mình hơn và có cách nuôi dạy con cái thích hợp, để chúng dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.

1. Nhất quyết giành đồ chơi cho bằng được

Những đứa trẻ như vậy thường chú ý đến lợi ích của mình lên trên tất cả. Nó phần nào thể hiện sự không khiêm tốn, nóng nảy, bốc đồng, có chút hống hách, thiếu suy nghĩ của đứa trẻ. Nếu tính cách này không được sửa đổi, trẻ rất dễ làm mất lòng người khác.

Phản ứng khi bị cướp đồ chơi tiết lộ chỉ số EQ của bé cao hay thấp, cha mẹ cần quan sát để có cách nuôi dạy con phù hợp-2
Khi trẻ tranh giành đồ chơi, chúng nhất quyết giành lại cho bằng được, nó biểu hiện tính cách nóng nảy. (Ảnh minh họa)

2. Tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn

Trên thực tế, có không ít trẻ không giành giật lại đồ chơi của mình mà chạy đi mách cha mẹ hay giáo viên. Những đứa trẻ này hành động khá lý trí, chúng cân nhắc những ưu và khuyết điểm của cách xử lý. Khi có vấn đề xảy ra, chúng có xu hướng biết suy nghĩ thấu đáo trước, sau đó mới hành động và kết quả sẽ hợp lý cho cả 2 bên.

Trong tương lai, những đứa trẻ như thế này cũng sẽ biết tuân thủ các quy tắc xã hội, sống có trách nhiệm, EQ cao.

3. Chỉ biết đứng tại chỗ khóc lóc

Một số đứa trẻ chỉ biết đứng tại chỗ, khóc lóc một cách đầy bất lực khi bị cướp đồ chơi. Điều này nói lên đó là một đứa trẻ có tính cách yếu đuối, nhát gan, kém tự tin, kỹ năng giao tiếp với người khác yếu.

4. Nói lời dễ nghe, vui vẻ

Một số em bé sử dụng lời nói để giải quyết vấn đề, thông qua cuộc trò chuyện giữa 2 đứa trẻ. Chúng sẽ thảo luận về cách chơi đồ chơi với nhau, có thể cho bạn chơi cùng hoặc không. Một em bé như vậy rõ ràng có tính cách dễ gần, hòa đồng, kỹ năng giao tiếp với người khác tốt, EQ cực kỳ cao.

Phản ứng khi bị cướp đồ chơi tiết lộ chỉ số EQ của bé cao hay thấp, cha mẹ cần quan sát để có cách nuôi dạy con phù hợp-3
Những đứa trẻ như thế này có EQ rất cao. (Ảnh minh họa)

Khi trẻ bước vào độ tuổi từ 3-6 tuổi, chúng bắt đầu hình thành tính cách của mình. Một đứa trẻ 3 tuổi khi đi mẫu giáo cũng là lúc chính thức bước chân vào một môi trường xã hội đầy mới mẻ. Vì vậy trong quá trình tương tác với bạn bè, mọi người xung quanh, chúng sẽ dần biểu lộ tính cách.

Nhiều cha mẹ có xu hướng quá chú trọng đến việc phát triển IQ của trẻ mà bỏ qua EQ. Thế nhưng trên thực tế, EQ mới là yếu tố quyết định rất lớn đến tương lai của một đứa trẻ.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/phan-ung-khi-bi-cuop-do-choi-tiet-lo-chi-so-eq-cua-be-cao-hay-thap-cha-me-can-quan-sat-de-co-cach-nuoi-day-con-phu-hop-2220212560423126.htm

Cách dạy con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.