Nghe những tên buôn người thú nhận: Trẻ thuộc 3 kiểu này, kẻ bắt cóc sợ hãi không dám lại gần tiếp cận

Hiện nay, số lượng các vụ “buôn bán trẻ em” ngày càng gia tăng và có diễn biến đặc biệt nghiêm trọng. Mặc dù, cha mẹ đã có sự cảnh giác với nạn buôn người nhưng ở đâu đó vẫn có những tên tội phạm “liều mình” gây án.

Bé A. (Trung Quốc) - con trai của chị Y., năm nay 5 tuổi và đang học mẫu giáo. Chủ nhật tuần trước chị đã dẫn bé A. đi chơi công viên. Vì là ngày nghỉ nên vườn thú rất đông, mà con chị lại khá nghịch ngợm, cậu bé chạy nhảy khắp nơi khiến chị chạy theo con mà cũng toát mồ hôi rồi. Chơi một lúc thấy mệt, bé A. đòi mẹ mua kem ăn. Bà mẹ trẻ đã dẫn con đến cửa hàng gần đó mua và ngồi ăn luôn cho tiện.

Tình cờ, chị nhìn thấy bạn học cũ cũng đang mua kem gần đấy nên đã đến nói chuyện với bạn một chút. Lúc quay lại, chị hốt hoảng khi không thấy con ngồi ở bàn ăn đó nữa. Lo sợ con gặp chuyện không may chị nháo nhác đi tìm, và nhờ mọi người ở đó báo với quản lý ở công viên đọc loa thông báo tìm trẻ lạc giúp. Nhờ sự giúp đỡ của mọi người và nhân viên an ninh ở đó mà cuối cùng chị cũng tìm được con. Cậu bé khóc mếu thất thanh khi nhìn thấy mẹ. Hai mẹ con ôm nhau khóc không thành tiếng, cũng may con an toàn trở về, nếu không chắc chị không sống nổi.

Nghe những tên buôn người thú nhận: Trẻ thuộc 3 kiểu này, kẻ bắt cóc sợ hãi không dám lại gần tiếp cận-1

(Ảnh minh họa)

Đợi con bình tĩnh hơn, chị Y. mới hỏi nguyên nhân tại sao con đột nhiên bị lạc. Bé A. thút thít trả lời: "Lúc đó con đang ngồi ăn kem thì đột nhiên có một chú ở cách đó không xa cầm một món đồ chơi trên tay vẫy gọi con ra. Thấy mẹ không để ý nên con đã đến chỗ chú ấy để xem. Chú còn nói sẽ đưa con đến chỗ có thật nhiều đồ chơi đẹp hơn nên con đã đi theo. Khi ra đến cổng, con thấy một chiếc ô tô đậu gần đấy, có một chú ngồi trong xe bước ra ôm con lên xe, nhưng sau đó chú ấy nói với chú dẫn con đi là: "Trông nó như này mà mày cũng dắt nó về đây, mày không thấy mặt nó có vết bớt à. Có đưa được nó đi thì cũng sớm bị lộ" . Sau đó, 2 chú ấy thả con ở đây rồi lái xe đi mất".

Nghe con nói, chị Y. cảm thấy thật may mắn vì con đã thoát khỏi tay những kẻ buôn người trong gang tấc. Hóa ra nhờ vết bớt trên mặt mà con chị thoát được đại nạn này.

Câu chuyện của chị Y. cũng là lời cảnh tỉnh đến rất nhiều phụ huynh. Khi đưa con ra ngoài cần hết sức cẩn thận bởi trẻ có tính hiếu động, nếu bố mẹ không để ý thì nguy hiểm có thể đến với con bất cứ lúc nào. 

Vấn đề đặt ra là tại sao những kẻ buôn người lại thả cậu bé A.? Thông thường, khi bắt cóc một đứa trẻ, những kẻ buôn người sẽ phải chăm sóc nạn nhân trong một thời gian trước khi giao dịch với người mua và không phải tất cả trẻ em đều là mục tiêu của chúng.

Vậy những đối tượng trẻ em nào mà kẻ buôn người thường bỏ qua, không tiếp cận?

1. Những trẻ có vẻ ngoài rất đặc biệt

Mặc dù ngoại hình của trẻ sẽ thay đổi theo độ tuổi nhưng cũng có một số điểm đặc biệt không thay đổi theo thời gian, ví dụ như những vết bớt. Một kẻ buôn người khôn ngoan sẽ không chọn những đứa trẻ có vết bớt hoặc những dấu hiệu lạ trên cơ thể trẻ vì đây là điểm khiến người khác dễ nhận ra đứa bé và tìm thấy nhanh chóng. 

Nghe những tên buôn người thú nhận: Trẻ thuộc 3 kiểu này, kẻ bắt cóc sợ hãi không dám lại gần tiếp cận-2

Trên mặt bé A. có vết bớt nên tên bắt cóc đã thả cậu đi ngay vì sợ mọi người sẽ phát hiện ra khi nhìn thấy vết bớt trên mặt đó.

2. Trẻ con nhìn không được sạch sẽ, xấu xí, gầy còm, ốm yếu.

Sau khi bắt cóc một đứa trẻ, kẻ buôn người sẽ bán cho những cặp vợ chồng không có con, nếu muốn “bán” nạn nhân với một mức “giá” lý tưởng, những đứa trẻ đó phải có ngoại hình ưa nhìn. Những đứa trẻ có ngoại hình xấu, gầy gò, ốm yếu...sẽ không được những kẻ buôn người lựa chọn vì ngay cả khi có bắt cóc chúng thành công thì cũng khó “bán được hàng” hoặc phải bán với giá thấp hơn.

Nghe những tên buôn người thú nhận: Trẻ thuộc 3 kiểu này, kẻ bắt cóc sợ hãi không dám lại gần tiếp cận-3

3. Trẻ em có tinh thần cảnh giác cao

Những đứa trẻ có tính cảnh giác cao sẽ không dễ dàng bị những kẻ buôn người dụ dỗ và nếu có đưa được những đứa trẻ này đi theo thì chúng sẽ nghĩ ra nhiều cách để gây sự chú ý với những người xung quanh khiến chúng dễ bị người khác phát hiện ra âm mưu.

Cha mẹ nên đề phòng “kẻ buôn người” như thế nào?

1. Cha mẹ nên chú ý đến môi trường xung quanh khi đưa con đi chơi

Khi đưa con đi chơi, bố mẹ nên chú ý đến môi trường xung quanh, đặc biệt là những nơi đông người, vì đối tượng xấu sẽ trà trộn vào đám đông và bắt cóc con bạn đi bất cứ lúc nào nếu bạn mất chú ý. Ngay cả khi bố mẹ mải mê xem điện thoại di động mà không để ý đến con thôi cũng tạo cơ hội cho bọn buôn người ra tay rồi.

Nghe những tên buôn người thú nhận: Trẻ thuộc 3 kiểu này, kẻ bắt cóc sợ hãi không dám lại gần tiếp cận-4

Bố mẹ lơ là, mất cảnh giác là tạo cơ hội cho kẻ bắt cóc ra tay với con mình

2. Cha mẹ dạy con những kỹ năng cần thiết

Cha mẹ không thể đồng hành cùng con cả ngày được, vì vậy việc giáo dục con cái là rất cần thiết và quan trọng. Những kiến thức cơ bản như dạy trẻ ở nhà một mình, không nói chuyện với người lạ, không đòi đồ của người lạ,… bố mẹ phải dạy con nằm lòng. Khi ý thức cảnh giác của trẻ em được nâng cao cũng làm tăng đáng kể sự an toàn của chúng.

3. Dạy con những thông tin cơ bản của bố mẹ

Việc dạy trẻ những thông tin cơ bản của cha mẹ có ích rất lớn khi trẻ bị đi lạc. Nếu nhớ được số của cha mẹ và địa chỉ nhà của mình,... thì người qua đường hoặc các cô chú công an sẽ dễ dàng giúp đỡ trẻ tìm thấy gia đình của mình hơn.

Nghe những tên buôn người thú nhận: Trẻ thuộc 3 kiểu này, kẻ bắt cóc sợ hãi không dám lại gần tiếp cận-5

 

Theo An Nhiên - Vietnamnet


bắt cóc trẻ em

Cách dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.