- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xem phim Sex Education, người đàn ông sắp ly hôn như tôi đã bật khóc: Hôn nhân có thể tan vỡ, nhưng đừng bao giờ làm điều này với con!
Là một người cha, tôi đã suy nghĩ rất nhiều sau khi xem phim.
Tôi năm nay 41 tuổi, vợ tôi 37 tuổi, hai chúng tôi có một con trai chung đang học lớp 5. Vì xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống nên vợ chồng tôi đã quyết định ly hôn. Hiện tại chúng tôi đang trong giai đoạn làm thủ tục.
Không còn tình cảm nhưng chúng tôi vẫn còn nghĩa, đặc biệt chúng tôi còn một cậu con trai chung là mối bận tâm. Cả hai hứa vừa nhau sẽ không bao giờ làm xấu hình ảnh của người còn lại trong mắt con, luôn đặt lợi ích của con lên trên hết.
Là một người bố, tôi càng suy nghĩ nhiều hơn. Không ai muốn gia đình tan vỡ nhưng khi mâu thuẫn đã quá lớn, nếu tiếp tục chung sống sẽ chỉ khiến gia đình trở nên lạnh lẽo, đôi bên đau khổ, con cái bị ảnh hưởng. Và khi đã quyết định ly hôn rồi thì càng phải sống sao để con cái không bị ảnh hưởng.
Cách đây một tuần, khi đang lướt xem những video ngắn trên mạng xã hội, tôi tình cờ xem được một đoạn trích trong phim Sex Education và khiến tôi phải đi tìm xem cả bộ phim này. Thoạt nghe phim có cái tên nhạy cảm nhưng nội dung lại khiến tôi suy nghĩ rất nhiều, thậm chí là... rơi nước mắt.
Otis Milburn
Trong đoạn phim tôi xem, cậu bé nhân vật chính có tên Otis, lớn lên trong một gia đình ly hôn, được mẹ nuôi dưỡng, đã chất vấn bố mình một loạt câu rằng: "Tại sao bố lại bỏ con?", "Bố đã ở đâu?", "Con thấy rất tức giận mọi lúc và con đang cố tìm hiểu xem con muốn trở thành người đàn ông như thế nào, thật sự rất khó khăn vì bố vắng mặt suốt cuộc đời con", "Bố không yêu con nhiều như bố nghĩ à?".
Xem cả bố mình, tôi nhận thấy bố của Otis là người đàn ông vô trách nhiệm, sau ly hôn, ông ta nói nhiều hơn làm, và không thật sự ở bên cạnh Otis khi cậu cần. Đó chính là lý do khiến cậu bé này gặp phải rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, chẳng hạn như khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc, vấn đề về lòng tin,...
Tôi và vợ có thể chia tay vì không còn chung tiếng nói, nhưng chắc tôi không bao giờ để điều này xảy ra với con trai mình!
Là một người cha, lại sắp ly hôn, khi nghe những lời nói của Otis, tôi đã đỏ hoe mắt và thức suốt một đêm. Tôi và vợ có thể không còn chung tiếng nói, không còn chung cách sống, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ không bao giờ trở thành bậc cha mẹ vô trách nhiệm với con cái của mình.
Ly hôn không chỉ là sự thay đổi đối với cha mẹ, mà còn là biến động lớn đối với con cái. Cha mẹ sẽ phải duy trì tình yêu thương, sự hỗ trợ và môi trường ổn định cho con, giúp con phát triển lành mạnh về tâm lý và cảm xúc.
Những tổn thương của cậu bé Otis khiến tôi rút ra được 9 bài học đắt giá:
- Đặt lợi ích của con cái lên hàng đầu: Dù mối quan hệ giữa cha mẹ không còn, con cái vẫn cần sự ổn định và tình yêu từ cả hai. Đừng để xung đột cá nhân ảnh hưởng đến tâm lý và hạnh phúc của con.
- Tránh làm tổn thương con bằng lời nói hoặc hành động: Không chỉ trích hoặc nói xấu người còn lại trước mặt con. Việc này có thể khiến con cảm thấy bị mắc kẹt giữa hai bên và làm xói mòn lòng tin của trẻ.
- Duy trì sự hiện diện của cả hai người: Con cái cần cả cha và mẹ trong cuộc sống, ngay cả sau ly hôn. Việc bố mẹ cùng nhau hỗ trợ, dù sống riêng, giúp con cảm thấy được yêu thương và an toàn.
- Cân bằng trách nhiệm nuôi dạy con: Cả cha lẫn mẹ đều có trách nhiệm trong việc chăm sóc và giáo dục con, không để một bên chịu gánh nặng hoàn toàn. Việc này giúp con nhận được sự hỗ trợ cân bằng từ cả hai phía.
- Tránh làm tổn thương sự tự tin của con: Không để con cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không quan trọng. Như Otis, cậu cảm nhận sự thiếu quan tâm từ cha và mang theo tổn thương này vào các mối quan hệ của mình.
- Giao tiếp cởi mở và chân thành với con: Chuyện cha mẹ ly hôn, hãy giải thích tình hình phù hợp với lứa tuổi của con, để con hiểu rằng ly hôn không phải lỗi của mình. Đừng để con sống trong mơ hồ hoặc cảm thấy mình là nguyên nhân của sự đổ vỡ.
- Xây dựng mối quan hệ hòa bình giữa cha mẹ: Dù không còn là vợ chồng, hãy cố gắng giữ mối quan hệ văn minh và hợp tác vì lợi ích của con. Tránh gây áp lực cho con khi phải lựa chọn giữa cha và mẹ.
- Giúp con xử lý cảm xúc: Hãy chú ý đến cảm xúc và tâm lý của con, giúp con hiểu và vượt qua nỗi buồn hoặc sự bất an. Khuyến khích con bày tỏ cảm xúc, thay vì giữ trong lòng.
- Không dùng con như công cụ để trả thù hoặc kiểm soát: Không lôi kéo con vào các mâu thuẫn của cha mẹ hoặc dùng con như một phương tiện để gây áp lực. Điều này chỉ khiến trẻ tổn thương sâu sắc hơn.
Tôi tự hứa với lòng mình, vì con, chắc chắn bản thân sẽ làm được những điều này. Tôi có thể có cuộc hôn nhân không thành công, nhưng vì con, tôi chắc chắn phải trở thành một người cha văn mình và trách nhiệm, dù thế giới có đảo điên thế nào đi chăng nữa!
Theo Đời sống & Pháp luật
-
Làm mẹ9 giờ trướcTheo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp có những ngày rét đậm rét hại. Thời tiết này khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTheo một nghiên cứu của Cục Quản lý môi trường y tế và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tỉ lệ học sinh phổ thông bị mắc cong vẹo cột sống là 7,4%, tăng theo cấp học. T ỉ lệ học sinh nữ bị cong vẹo cột sống cao hơn so với học sinh nam.
-
Làm mẹ1 ngày trướcLàm cha mẹ là đã bắt đầu gắn chữ lo lên đời mình rồi. Là chưa kể những nỗi lo thường trực như mưu sinh, tiền bạc, công việc, sự nghiệp.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTôi muốn sáng nay chúng ta sẽ nghĩ như thế đi: Cha mẹ muốn là món quà của con chứ không phải con cái là món quà của cha mẹ nữa, được không?
-
Làm mẹ2 ngày trướcNấm miệng (nấm lưỡi) thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn.Trẻ bị nấm miệng khiến nhiều bà mẹ lo lắng trong việc chữa trị và phòng bệnh tái phát.
-
Làm mẹ3 ngày trướcBao nhiêu cha mẹ chịu nói lời xin lỗi sau khi đã mắng oan con? Nói xin lỗi con có khó với cha mẹ không? Nói xin lỗi con có làm mất đi cái uy của cha mẹ? Chúng ta chẳng ai là hoàn hảo. Hành trình làm cha mẹ của chúng ta cũng vậy, nào phải mọi thứ ta làm với con đều là đúng đắn?
-
Làm mẹ3 ngày trướcRối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Trẻ mắc bệnh có những biểu hiện hành vi tăng hoạt động và giảm chú ý nhiều hơn rõ rệt so với trẻ cùng tuổi, cùng giới. Nếu không được phát hiện sớm để điều trị sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của trẻ sau này, ThS.BS. Lê Công Thiện (Viện Sức khỏe tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai) cho biết.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrẻ em cũng là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là qua lời nói. Nên việc lựa chọn những từ ngữ phù hợp để dạy con cũng là cách giúp con trưởng thành tốt nhất.
-
Làm mẹ6 ngày trướcViêm tủy răng là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong độ tuổi từ 3 đến 12 tuổi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, mất răng sớm hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm.
-
Làm mẹ6 ngày trướcThời tiết lạnh giá của mùa đông có một số ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ do hệ miễn dịch yếu và cơ chế điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc giữ ấm đúng cách cho trẻ là điều mà cha mẹ cần lưu tâm.
-
Làm mẹ03/01/2025Khoảng 4 tháng trước, bệnh nhi bị bỏng hơi nước từ nồi cơm điện. Dù đã được chăm sóc bỏng và ghép da ban đầu, tuy nhiên trẻ vẫn gặp di chứng bỏng gây ra tình trạng sẹo co kéo bàn tay.
-
Làm mẹ02/01/2025- Mỗi đứa trẻ sinh ra đều sẽ được đăng ký và cấp giấy khai sinh theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Khi làm giấy khai sinh cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý điều gì?